Chiến tranh “không người lái” In
Thứ tư, 15 Tháng 12 2010 15:49

5:15, 16/10/2009

http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/thuydt1/19_trung899.jpg

Trung tâm điều hành hoạt động máy bay không người lái của quân đội Pháp tại căn cứ Bagram.


Vừa qua, Nga và Israel đã đạt được thỏa thuận về việc Israel bán cho Nga máy bay không người lái (MBKNL) loại Heron hiện đại nhất Israel hiện nay. Heron là MBKNL vừa có chức năng do thám vừa có thể tham gia chiến đấu. MBKNL được điều khiển từ xa phải chăng là một phương tiện chiến đấu mới của các nhà quân sự? Phải nói sự xuất hiện của MBKNL đã khiến chiến tranh mang gương mặt mới.
Afghanistan là nơi hàng chục ngàn binh lính của Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia một cuộc chiến kéo dài 8 năm với phiến quân Taliban và mạng lưới khủng bố Al-Qaeda. Vào thời gian đầu của cuộc chiến, MBKNL được sử dụng làm công cụ hỗ trợ cho hoạt động của các đơn vị đặc biệt và tình báo.
Đến năm 2003, MBKNL bắt đầu được sử dụng rộng rãi không chỉ tại Afghanistan mà cả tại Iraq. Hàng chục MBKNL quân sự ngày đêm bay dọc ngang trên bầu trời của các thành phố, làng mạc, thung lũng, núi đồi, các đường giao thông...
Một số loại MBKNL còn được trang bị vũ khí như loại Predator và Reaper do Công ty General Atomic của Mỹ chế tạo. Loại Predator được trang bị hai tên lửa chống tăng Hellfire dùng để phá hang động dọc theo các triền núi ở Afghanistan và cả những mục tiêu đặc biệt mà máy bay chiến đấu có người lái không thể nào tiêu diệt được. Loại Reaper lớn, bay cao hơn và lâu hơn loại Predator được trang bị đến 14 tên lửa không đối đất và cả bom được điều khiển bằng laser hay thiết bị định vị qua vệ tinh. Loại Reaper có thể bay trên không suốt 14 tiếng đồng hồ, ngày lẫn đêm trong khi chờ đợi đến tấn công tiêu diệt mục tiêu.
Ngoài ra, quân đội Mỹ còn được trang bị MBKNL loại Global Hawk (dài 13,5m, sải cánh 35m), không được trang bị vũ khí và chỉ làm chức năng do thám trên không lâu đến 36 tiếng đồng hồ, bay cao 20.000m và thi hành nhiệm vụ cách xa căn cứ 20.000km. Hiện quân đội Mỹ được trang bị 300 MBKNL loại Predator, 30 chiếc Reaper và 6 chiếc Global Hawk và trở thành lực lượng quân đội được trang bị MBKNL nhiều nhất thế giới.


http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/thuydt1/19_may899-400.jpg

Máy bay không người lái loại Heron mà Nga mới mua của Israel.

Ở mặt đất, một sĩ quan sẽ hướng dẫn hoạt động tác chiến của MBKNL để những người điều khiển MBKNL ra lệnh tấn công bằng loại vũ khí nào, vào mục tiêu nào nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Ưu điểm của MBKNL là có thể tác chiến theo hướng dẫn từ căn cứ có khi cách xa chiến trường hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kilômét. Quả thật, với những ưu điểm vượt trội của MBKNL, người điều khiển ở cách xa mục tiêu hàng ngàn kilômét có thể tiêu diệt một hay nhiều binh lính  đối phương đang ẩn náu trong một hốc đá tại chiến trường.
Quân đội Pháp cũng được trang bị MBKNL nhưng không phải là loại chiến đấu mà là loại do thám như Heron, Harfang. Heron là loại MBKNL do Israel chế tạo và được quân đội Pháp cải tiến để được trang bị camera có thể ghi hình cả ngày lẫn đêm. MBKNL Harfang (tên gọi một loại cú mèo sinh sống ở rìa Bắc Cực) có thể thi hành nhiệm vụ trên không trong vòng 12 tiếng đồng hồ và được lắp đặt nhiều thiết bị thông tin, ghi hình hiện đại.


http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/thuydt1/19_may2_899-400.jpg

Máy bay không người lái Raeper của quân đội Mỹ.

Động cơ của MBKNL Harfang chạy rất êm và có thể ghi nhận hình ảnh rõ nét của mục tiêu cách xa căn cứ hàng chục km. Từ căn cứ quân sự Bagram ở miền Nam Afghanistan, các MBKNL Heron và Harfang của quân đội Pháp thực hiện từ 3 đến 4 phi vụ do thám trên không mỗi tuần để cung cấp những thông tin, hình ảnh của đối phương cho quân đội NATO và đã cho những kết quả khả quan: có thể phát hiện vào ban đêm sự hiện diện của con người trong hang động từ nhiệt năng tỏa ra từ cơ thể và sau đó được một thiết bị cảm ứng khuếch đi lên bằng nhiệt năng tỏa ra từ một chiếc xe hơi vừa ngừng chạy 10 phút.
Để bắt kịp Mỹ, vào tháng 8/2009, Cơ quan Hàng không quốc phòng và không gian châu Âu (EADS) đã trình Chính phủ Pháp, Đức và Tây Ban Nha dự án chế tạo loại MBKNL có tên gọi Orka (nặng 7 tấn, sải cánh dài 28m), được trang bị hai động cơ, có thể bay lâu 30 tiếng đồng hồ và bay xa 18.000km, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2015 với số lượng 45 chiếc được trang bị cho quân đội Pháp 18 chiếc, quân đội Đức 18 chiếc và quân đội Tây Ban Nha 9 chiếc.
Trong khi đó, Nga ngoài việc mua hàng loạt MBKNL loại Heron của Israel để trang bị cho quân đội, hiện đang tập trung việc nghiên cứu chế tạo loại trực thăng "siêu MBKNL" có thể tấn công mục tiêu cách căn cứ 2.500km, ghi hình mọi hoạt động của đối phương rồi bay về lại căn cứ.
Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, loại trực thăng không người lái này có thể làm công tác cứu thương ngay bên trong lãnh thổ đối phương, chuyển giao vũ khí, đạn dược cho quân đội tại những cứ điểm mà trực thăng có người điều khiển không thể thực hiện được. Loại trực thăng không người lái này có tên gọi Chim ruồi và dự kiến được trang bị cho quân đội Nga vào năm 2012.
Tuy nhiên, theo nhận định của Michel Goya, một chuyên gia về MBKNL của Bộ Quốc phòng Pháp, thì: "Tuy có nhiều ưu điểm nhưng MBKNL không thể làm một cuộc cách mạng trong chiến tranh mà chỉ làm thay đổi  cục diện của một cuộc chiến tranh"http://antg.cand.com.vn/Images/reddot.gif

Văn Hòa (theo La Revue) http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosomat/2009/11/70677.cand