CHƯƠNG TRÌNH HỌC GIẢ FULBRIGHT In
Thứ hai, 21 Tháng 3 2011 02:04

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Chương trình Chuyên gia Fulbright (Fulbright Specialist Program - FSP) là chương trình ngắn hạn tuyển chọn và đưa chuyên gia Hoa Kỳ đến làm việc tại trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan Bộ, ngành của Việt Nam theo yêu cầu cụ thể của đơn vị tiếp nhận. Các chuyên gia đến làm việc tại đơn vị tiếp nhận trong thời gian từ hai (2) đến sáu (6) tuần, tính từ ngày chuyên gia đến và rời đơn vị tiếp nhận tính cả ngày cuối tuần.

 

Các đơn vị mong muốn mời chuyên gia Fulbright đến làm việc gửi yêu cầu đến Chương trình Fulbright tại Việt Nam ít nhất là 3 tháng trước ngày bắt đầu dự kiến của chương trình. Hàng năm, có 10 dự án được phê duyệt.

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu của Chương trình Chuyên gia Fulbright bao gồm:

- Khuyến khích và tăng số lượng các học giả và giáo sư hàng đầu Hoa Kỳ tham gia vào các hoạt động trao đổi học thuật giữa hai quốc gia.

- Khuyến khích các hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác ngoài phạm vi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu truyền thống của Chương trình Fulbright.

- Tăng cường mối liên hệ giữa đơn vị, tổ chức học thuật và giáo dục của Hoà Kỳ và Việt Nam

III. CHUYÊN GIA FULBRIGHT THAM GIA NHỮNG HOẠT ĐỘNG GÌ?

- Chương trình Chuyên gia Fulbright được hình thành với mục đích mang đến cho học giả và giáo sư Hoa Kỳ cơ hội cộng tác với các tổ chức học thuật và giáo dục của Việt Nam trong việc phát triển chương trình, lập kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động phong phú khác. Ví dụ, chuyên gia Fulbright có thể tham gia các hoạt động như sau:

  • Tiến hành các bản khảo sát và đánh giá nhu cầu, nghiên cứu chương trình ở các đơn vị, tổ chức học thuật và giáo dục tại Việt Nam
  • Tham gia và các chương trình học thuật và hội thảo chuyên ngành liên kết với các hoạt động khác đã được lên kế hoạch
  • Tư vấn các nhà quản lý và các cán bộ đào tạo của Việt Nam trong việc phát triển và nâng cao năng lực cán bộ
  • Thực hiện các bài giảng cấp đào tạo đại học và sau đại học
  • Tham gia hoặc chủ trì các buổi hội thảo chuyên đề hoặc tập huấn tại các đơn vị tiếp nhận tại Việt Nam
  • Xây dựng và đánh giá chương trình học thuật hoặc các tài liệu giáo dục tại các đơn vị tiếp nhận tại Việt Nam
  • Tổ chức các chương trình đào tạo giáo viên

IV. NHỮNG LĨNH VỰC ĐƯỢC LỰA CHỌN

- Chương trình Chuyên gia Fulbright bao gồm những lĩnh vực được lựa chọn dưới đây. Mỗi lĩnh vực sẽ có những chuyên môn cụ thể. Chi tiết những lĩnh vực được lựa chọn được cung cấp trong “Danh mục những lĩnh vực được lựa chọn” trong tài liệu kèm theo. (Click vào đây để xem danh mục)

  • Nông nghiệp Nghiên cứu Hoa Kỳ Nhân loại học Ngôn ngữ ứng dụng/ Giảng dạy tiếng Anh Khảo cổ học Giảng dạy Sinh học
  • Thông tin và Báo chí Quản trị kinh doanh Giảng dạy Hóa học
  • Khoa học máy tính & Công nghệ thông tin
  • Kinh tế học
  • Giảng dạy Kỹ thuật Giáo dục
  • Khoa học Thư viện
  • Khoa học Môi trường Luật
  • Giảng dạy Toán Nghiên cứu về hoà bình và giải quyết xung đột Giảng dạy Vật lý
  • Khoa học chính trị Quản lý công Sức khoẻ cộng đồng/ toàn cầu Công tác xã hội Xã hội học Quy hoạch đô thị
  • Xã hội học

V. LOẠI HÌNH ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN CHUYÊN GIA FULBRIGHT

1. Trường đại học, cao đẳng (có chức năng cấp bằng)

  • Trường cao đẳng/ trung cấp cộng đồng - cấp bằng liên kết sau hai năm học chính quy
  • Trường đại học - cấp bằng cử nhân sau bốn năm học chính quy
  • Trường đại học/ cao đẳng xã hội và nhân văn
  • Trường đại học mở các chương trình đào tạo và cấp bằng đại học và sau đại học cho các lĩnh vực nghiên cứu.

2. Cơ quan nhà nước

  • Cơ quan lập pháp - Quốc hội
  • Cơ quan quản lý - Các bộ, sở, phòng ban, viện, hội đồng, uỷ ban và các cơ quan quản lý khác
  • Cơ quan tư pháp – Toà án

3. Cơ quan văn hoá

  • Thư viện độc lập, bảo tàng, nhà hát

4. Cơ quan y tế

  • Bệnh viện và viện trực thuộc các trường đại học y

5. Trung tâm/ viện nghiên cứu

  • Viện nghiên cứu thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ (có định hướng chính sách)

VI. HỖ TRỢ CỦA ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN ĐỐI VỚI CHUYÊN GIA

  • Tiến hành các thủ tục và lo chi phí visa nhập cảnh cho chuyên gia theo thời gian đề xuất
  • Sắp xếp và lo chi phí về ăn, ở cho chuyên gia trong thời gian làm việc tại đơn vị tiếp nhận
  • Sắp xếp và lo chi phí đi lại tại địa phương cho chuyên gia trong thời gian làm việc tại đơn vị tiếp nhận
  • Sắp xếp và lo chi phí đón và đưa sân bay cho chuyên gia
  • Sắp xếp và lo chi phí tổ chức hội thảo, tập huấn nếu có
  • Gửi báo cáo đánh giá dự án cho Chương trình Fulbright sau khi dự án kết thúc theo yêu cầu

- Các cơ quan, đơn vị mong muốn mời chuyên gia Fulbright về làm việc phải điền đầy đủ các thông tin theo mẫu yêu cầu (Project Request Form) và gửi đến Chương trình Fulbright tại Việt Nam bằng thư điện tử ít nhất là 3 tháng trước ngày bắt đầu dự án. Các đơn vị yêu cầu chuyên gia trong lĩnh vực đã nêu (Eliglible Discipline). Một bộ hồ sơ yêu cầu hoàn chỉnh bao gồm:

  • Mẫu yêu cầu (Project Request Form) bằng tiếng Anh do Chương trình Fulbright cung cấp
  • Kế hoạch làm việc dự kiến cho chuyên gia (Tentative working schedule) bằng tiếng Anh

VII. THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Cô Vũ Thị Dịu

Trợ lý Chương trình, Chương trình Fulbright tại Việt Nam

Phòng Văn hóa Thông tin, Đại sứ quán Mỹ, Hà Nội

Tòa nhà Vườn Hồng, 170 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

ĐT: +84-4-3850-5100 (Số máy lẻ: 6033)

Fax: +84-4-3850-5120

Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.