Luật khiếu nại, tố cáo và những vướng mắc trong thực tế áp dụng In
Thứ sáu, 23 Tháng 3 2012 12:05
Trong những năm qua, Luật Khiếu nại, tố cáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết khiếu nại, góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả công tác này. Tuy nhiên, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Khiếu nại, tố cáo vẫn còn một số quy định thiết nghĩ cần phải được nghiên cứu xem xét, điều chỉnh

Về ban hành quyết định giải quyết khiếu nại

Theo quy định thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản… Quy định như vậy, mới nghe thì có vẻ cụ thể và chi tiết, nhưng khi tiến hành thụ lý giải quyết khiếu nại (đối với cấp huyện) lại nảy sinh những vấn đề mà nếu không thực hiện thì trái pháp luật, nhưng nếu thực hiện theo quy định thì nhiều trường hợp trở thành thủ tục cứng nhắc, thiếu tính khả thi.

Quyết định hành chính nhất thiết phải là một văn bản hành chính và để có một quyết định hành chính, người có thẩm quyền cũng phải thực hiện một số hành vi hành chính (xem xét, ký ban hành…), cùng với nhiều hành vi hành chính của các cơ quan khác nhau. Theo quy định thì việc giải quyết khiếu nại phải ban hành quyết định, mà không được sử dụng các hình thức khác, tức là bất luận quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị khiếu nại đều phải được giải quyết thông qua một quyết định.

Những năm qua cho thấy, số lượng vụ việc giữa quyết định hành chính và hành vi hành chính bị khiếu nại đều khác nhau - thường thì hành vi hành chính bị khiếu nại có tỷ lệ nhiều hơn, trong đó nhiều hành vi hành chính bị khiếu nại là những hành vi rất đơn giản, khi xem xét giải quyết nếu không thực hiện đúng quy trình sẽ vi phạm pháp luật khiếu nại, nhưng với những vụ việc như vậy mà thực hiện đúng quy trình, thủ tục thì sẽ không cần thiết, thiếu thực tế.

Ví dụ: Ông A có đơn khiếu nại hành vi không thực hiện việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Phòng tài nguyên môi trường huyện B vì cho rằng mình đã gửi đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hơn hai tháng (quá thời hạn) mà vẫn chưa được giải quyết, nhưng ông A không gửi kèm theo giấy tờ cần thiết; trong khi thủ tục, quy trình cấp giấy không chỉ có riêng đơn đề nghị, chưa nói đến việc tại thời điểm phát sinh khiếu nại, các cơ quan có thẩm quyền chưa nhận được đơn đề nghị của ông A. Xét về tính chất và nội dung vụ việc, trường hợp này chỉ cần có một công văn trả lời ngắn gọn, nhưng theo quy trình giải quyết khiếu nại phải đảm bảo thủ tục (thông báo thụ lý giải quyết, tiến hành đối thoại, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại…).

Trong khi chúng ta đang triển khai quyết liệt từ trung ương đến cơ sở thực hiện việc đơn giản hoá, loại bỏ tối đa các thủ tục hành chính không cần thiết để tránh phiền hà, rườm rà khi giải quyết công việc, do vậy đây là yêu cầu đòi hỏi cần được xem xét điều chỉnh hợp lý để mỗi loại khiếu nại (về nội dung, tính chất, yêu cầu của thực tiễn từng giai đoạn) lại có biện pháp xem xét, giải quyết cho phù hợp, vừa đảm bảo được tính kịp thời, chính xác, vừa tránh được thủ tục rườm rà không cần thiết, gây khó khăn cho việc giải quyết.

Về gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại và người bị khiếu nại...

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005: “Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại...” Quy định này hoàn toàn khác so với nội dung quy định trong Luật KNTC năm 1998 là: “khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần đầu gặp gỡ đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại” là nhằm phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Song, như chúng ta đã biết, về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, Luật Khiếu nại, tố cáo chỉ điều chỉnh các khiếu nại về quyết định hành chính và hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

Vì vậy, khi có khiếu nại, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét lại quyết định hành chính và hành vi hành chính theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định. Qua việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đã có nhiều thuận lợi, đạt kết quả tích cực hơn và giảm được đáng kể những bức xúc của người dân. Cũng qua việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp, người giải quyết khiếu nại hiểu rõ hơn bản chất sự việc; tính chất, mức độ, nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và yêu cầu của người khiếu nại, tháo gỡ những vướng mắc, hạn chế được khiếu kiện phức tạp, kéo dài,... giải quyết tốt nguyện vọng mong muốn được gặp gỡ đối thoại của người khiếu nại, người bị khiếu nại với người giải quyết khiếu nại. Đồng thời, cũng thông

Theo Viện Khoa học thanh tra