Nguyễn Thị Xuân Yến In

 

A. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Yến
Chức danh: Giảng viên cao cấp
Học vị: Tiến sỹ
Lĩnh vực chuyên môn: Tiếng Việt và Phương pháp dạy học Tiếng Việt
--------------------------------------------
+ Liên hệ: Văn phòng Khoa Giáo dục Tiểu học, A309, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
+ Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
+ Ngày gia nhập Khoa Giáo dục Tiểu học: tháng 4/2017
+ Chức vụ cao nhất tại Khoa: Phó Trưởng khoa

 

 

B. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Cử nhân:

Đại học 1:

- Ngành học: Ngữ văn

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Huế

- Năm tốt nghiệp: 1990

Đại học 2:

- Ngành học: Anh văn

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Huế

- Năm tốt nghiệp: 2005

2. Sau đại học:

Thạc sĩ:

- Ngành học: Ngôn ngữ học

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Huế

- Tên luận văn: Phong cách ngôn ngữ trong truyện ngắn của Shekhop

- Năm tốt nghiệp: 1996

Tiến sĩ:

- Ngành học: Lí luận và PPDH Văn-Tiếng Việt

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

- Tên luận án: Xây dựng hệ thống bài tập dạy học ngôn bản cho học sinh đầu cấp tiểu học theo quan điểm giao tiếp

- Năm tốt nghiệp: 2007

3. Ngoại ngữ:

- Tiếng Anh: cử nhân

C. QÚA TRÌNH CÔNG TÁC

- 10/1990-5/1997: Giáo viên Trường Quảng Phú, Trường Chuyên Quảng Trạch, Quảng Bình; Học viên cao học ĐHSP Huế.

- 6/1997-7/2009: Giảng viên, giảng viên chính, Trưởng Bộ môn Văn-Tiếng Việt khoa Giáo dục Tiểu học, ĐHSP Huế; Nghiên cứu sinh ĐHSP Hà Nội.

- 8/2009-01/2010: Chuyên viên chính, Thư kí Lãnh đạo Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- 02/2010- 15/3/2017: Trưởng phòng, Thư kí Lãnh đạo Bộ, Chủ tịch Công đoàn Tổng hợp; Phó Bí thư Chi bộ Tổng hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- 15/3/2017- 12/2017: Giảng viên chính khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

- 1/2018 đến nay: Phó Trưởng khoa, khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

D. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các đề tài nghiên cứu khoa học

1. Các phương pháp chữa lỗi phát âm do phương ngữ cho học sinh tiểu học Thừa Thiên - Huế, cấp Trường, năm 2001 – 2002.

2. Tìm hiểu văn hoá dân gian làng biển Cảnh Dương, Quảng Bình, cấp Bộ, năm 2002-2003.

3. Dạy học nói cho học sinh lớp 1 qua môn Tiếng Việt, cấp Trường, năm 2004 – 2005.

4. Vận dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học vào giảng dạy bộ môn Văn - Tiếng Việt cho sinh viên sư phạm, cấp Bộ, năm 2005-2006.

5. Xây dựng từ điển giáo khoa bằng hình ảnh hỗ trợ dạy học Tiếng Việt lớp 1, 2, cấp Bộ, năm 2008-2009.

6. Phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, cấp Nhà nước, năm 2009-2010.

7. Củng cố và phát triển hệ thống các Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú giai đoạn 2010-2015, cấp Nhà nước, năm 2009-2010.

8. Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2011-2015, cấp Nhà nước, năm 2010-2011.

9. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2014 - 2020, cấp Nhà nước, năm 2012-2014.

10. Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025, cấp Nhà nước, năm 2014-2015.

11. Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, cấp Nhà nước, năm 2014-2015.

12. Xây dựng ngữ liệu tham khảo về chủ đề biển đảo trong môn Tiếng Việt tiểu học, cấp trường, năm 2019.

Các bài báo khoa học

1. Nguyễn Thị Xuân Yến (1998). Một vài đề xuất về cách tiếp cận ngôn ngữ văn chương thông qua bản dịch. Kỉ yếu Hội thảo quốc tế “Đổi mới phương pháp dạy học tiến vào thế kỉ XXI”, ĐHSP Huế - Học viện Sư phạm Quảng Tây Trung Quốc.

- Tóm tắt: Từ những đặc điểm của ngôn ngữ văn chương và cách thức giải mã các ngôn ngữ khác nhau, bài báo đề xuất cách tiếp cận ngôn ngữ văn chương thông qua bản dịch nhằm hạn chế tối đa việc mất các nét nghĩa từ văn bản gốc.

- Abstract: From the characteristics of the literary language and the way of decoding different languages, the article proposes an approach to literary language through translation in order to minimize the loss of meaning from the original text.

2. Nguyễn Thị Xuân Yến (1999). Về thao tác của lời nói trong tác phẩm văn học. Tạp chí Văn - Hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh số tháng 5/99, tr. 91 - 92.

- Tóm tắt: Từ đặc điểm của các thao tác lời nói, bài báo tìm hiểu các đặc điểm và đề xuất các cách tiếp cận lời nói trong các tác phẩm văn học..

- Abstract: From the characteristics of verbal actions, the article explores the features and proposes verbal approaches in literary works.

3. Nguyễn Thị Xuân Yến (2000). Về các nhân tố giao tiếp trong văn học. Tạp chí Sông Hương - Hội Văn học Nghệ thuật TT - Huế, tr.80 -82.

- Tóm tắt: Bài báo bàn về các nhận tố giao tiếp: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp. Từ đó chỉ ra các đặc điểm của các nhân tố giao tiếp trong văn bản văn chương khi xem văn bản văn chương là phương tiện giao tiếp.

- Abstract: The article discusses the factors of communication: communication characters, communication circumstances, communication purposes, communication content. From that point out the characteristics of the communication elements in the literary text when viewing the literary text as a means of communication.

4. Nguyễn Thị Xuân Yến (2000). Tính hệ thống và tính dân tộc của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học. Tạp chí Sông Hương, Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế.

- Tóm tắt: Bài báo bàn về tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học từ hai phương diện: tính hệ thống và tính dân tộc. Từ đó, bài báo đề xuất cách thức tiếp cận tính hệ thống và tính dân tộc của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học.

- Abstract: The article discusses the aesthetic signals in literary works from two perspectives: systematic and ethnic. Since then, the article proposes the systematic and ethnic approach of the aesthetic signal in literary works.

5. Nguyễn Thị Xuân Yến (2001). Một số ý kiến về việc dạy học Tập làm văn miệng ở tiểu học. Tạp chí Giáo dục, tr.31 - 32.

- Tóm tắt: Bài báo bàn về thực trạng dạy học tập làm văn miệng, từ đó đề xuất các phương pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn miệng ở tiểu học.

- Abstract: The article discusses the current situation of teaching and learning spoken literature, thereby proposing methods and measures to improve the quality of teaching and learning spoken literature in elementary schools.

6. Nguyễn Thị Xuân Yến (2003). Từ quan niệm dạy học Tiếng Việt qua giao tiếp, bàn về việc ra đề tập làm văn ở tiểu học. Tạp chí Khoa học Đại học Huế,(16), tr. 77 - 80.

- Tóm tắt: Từ ý nghĩa, tầm quan trọng của đề bài đối với chất lượng dạy học tập làm văn, từ việc xem bài văn là một phương tiện giao tiếp của học sinh với người đọc, bài báo đề xuất các dạng đề bài tập làm văn nhằm nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn ở tiểu học.

- Abstract: From the meaning, the importance of the topic to the quality of writing learning, from seeing the essay as a means of communication of students with the reader, the article proposes types of writing exercises to improve the quality of literature teaching in elementary schools.

7. Nguyễn Thị Xuân Yến (2003). Đề xuất một số phương pháp chữa lỗi phát âm do phương ngữ cho học sinh tiểu học Thừa Thiên - Huế. Tạp chí Giáo dục (62), tr.19-21.

- Tóm tắt: Bài báo công bố kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của phương ngữ Thừa Thiên Huế đối với việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học, đề xuất một số phương pháp chữa lỗi phát âm do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Abstract: The article publishes the results of surveying the influence of Thua Thien Hue dialect on Vietnamese teaching for primary school students, proposing some methods to correct pronunciation errors due to dialect influence.

8. Nguyễn Thị Xuân Yến (2004). Về dạy học nói cho học sinh lớp 1 qua môn Tiếng Việt. Tạp chí Giáo dục, (78), tr. 32 -34.

- Tóm tắt: Bài báo bàn về mục tiêu, nội dung,  thực trạng, đề xuất các phương pháp, biện pháp dạy học nói cho học sinh lớp 1, góp phần nâng cao chất lượng giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh.

- Abstract: The article discusses the objectives, content, current situation, and proposes teaching methods and methods for first graders to contribute to improving the quality of communication in Vietnamese for students.

9. Nguyễn Thị Xuân Yến (2004). Bàn về hệ thống bài tập dạy học Tiếng Việt theo nguyên tắc giao tiếp. Tạp chí Giáo dục, (83), tr. 18 -19.

- Tóm tắt: Từ các yêu cầu của nguyên tắc giao tiếp trong dạy học ngôn ngữ, bài báo hệ thống hóa, phân loại hệ thống bài tập dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

- Abstract: From the requirements of communication principles in language teaching, articles systematized, systematic classification of Vietnamese teaching exercises for primary school students.

10. Nguyễn Thị Xuân Yến (2004). Xây dựng bài tập dạy học hội thoại cho học sinh đầu bậc tiểu học theo nguyên tắc giao tiếp. Tạp chí Giáo dục, (103), tr. 18 - 20.

- Tóm tắt: Bài báo trình bày quy trình, cách thức xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại cho học sinh đầu bậc tiểu học, đồng thời đề xuất cách thức tổ chức thực hành các bài tập đó đó thực tiễn dạy học.

- Abstract:The paper presents the process and ways to build a system of conversational teaching exercises for primary school students, and at the same time propose how to practice those exercises in practice of teaching.

11. Nguyễn Thị Xuân Yến (2005). Hệ thống bài tập Tập làm văn miệng lớp 2 nhìn từ quan điểm giao tiếp. Tạp chí Giáo dục - Đào tạo Thừa Thiên - Huế, (Xuân Ất Dậu), tr. 07 - 11.

- Tóm tắt: Bài báo hệ thống hóa các dạng, kiểu loại bài tập trong dạy học tập làm văn miệng lớp 2 nhìn từ quan điểm giao tiếp.

- Abstract: The article systematizes the forms and types of exercises in teaching and learning in second grade oral literature from the point of view of communication.

12. Nguyễn Thị Xuân Yến (2005). Quy trình tổ chức các bài tập giao tiếp trong dạy học hội thoại cho học sinh đầu bậc tiểu học. Tạp chí Giáo dục (111), tr. 23 - 25.

- Tóm tắt:  Bài báo bàn về đặc điểm của bài tập giao tiếp trong dạy học tiếng Việt đồng thời đề xuất quy trình tổ chức các bài tập giao tiếp trong dạy học hội thoại cho học sinh đầu bậc tiểu học.

- Abstract: The article discusses the characteristics of communication exercises in teaching Vietnamese and proposes the process of organizing communication exercises in teaching conversation for elementary school students.

13. Nguyễn Thị Xuân Yến (2006). Vận dụng “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học” vào nội dung, phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Việt-Văn học trong đào tạo giáo viên tiểu học. Tạp chí Giáo dục (142), tr.3-5.

- Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả của công trình nghiên cứu khoa học; phân tích các chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, từ đó vận dụng để thiết kế nội dung, phương pháp dạy học các học phần Tiếng Việt-Văn học trong đào tạo giáo viên tiểu học.

- Abstract: The article presents the results of scientific research; analyzing the professional standards of primary school teachers, then applying them to design content and teaching methods for Vietnamese-Literature subjects in primary teacher training.

14. Nguyễn Thị Xuân Yến (2008). Bàn về các nguyên tắc xây dựng từ điển giáo khoa bằng hình ảnh hỗ trợ dạy học Tiếng Việt lớp 1, 2. Tạp chí Giáo dục (202).

- Tóm tắt: Bài báo trình bày cách thức và kết quả xây dựng các nguyên tắc (bao gồm: cơ sở, các yêu cầu)  xây dựng từ điển giáo khoa bằng hình ảnh nhằm hỗ trợ dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1, 2.

- Abstract: The article presents how and the results of building the principles (including: foundations, requirements), building a textbook dictionary with pictures to support teaching Vietnamese to students in grades 1 and 2.

15. Nguyễn Thị Xuân Yến (2009). Bảng từ ngữ và hình ảnh tương ứng trong quá trình xây dựng từ điển giáo khoa bằng hình ảnh hỗ trợ dạy học Tiếng Việt lớp 1, 2. Tạp chí Giáo dục (202).

- Tóm tắt: Bài báo công bố cách thức xây dựng và kết quả xây dựng từ điển giáo khoa bằng hình ảnh hỗ trợ dạy học Tiếng Việt lớp 1, 2.

- Abstract: The article proclaims how to build and the results of building visual textbook dictionaries to support teaching Vietnamese in grades 1 and 2.

16. Nguyễn Thị Xuân Yến (2010). Vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Tạp chí Giáo dục, (252), tr. 28-29.

- Tóm tắt: Từ đặc điểm của phương pháp phân tích ngôn ngữ, bài báo tập trung phân tích cách thức vận dụng phương pháp này vào việc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.

- Abstract: From the characteristics of the language analysis method, the article focuses on analyzing how to apply this method to teaching Vietnamese in elementary schools.

17. Nguyễn Thị Xuân Yến (2011). Bàn về việc tổ chức thực hành luyện đọc diễn cảm bằng biện pháp luyện theo mẫu trong giờ dạy Tập đọc ở tiểu học. Tạp chí Giáo dục (254).

- Tóm tắt: Từ đặc điểm của phương pháp luyện theo mẫu, bài báo tập trung phân tích cách thức vận dụng phương pháp này vào việc thực hành luyện đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học.

- Abstract: From the characteristics of the model practice method, the article focuses on analyzing how to apply this method to the practice of expressive reading for elementary school students.

18. Nguyễn Thị Xuân Yến (2011). Rèn kĩ năng nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt cho sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học. Kỉ yếu Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cử nhân, ĐHSP Huế.

- Tóm tắt: Từ vai trò, đặc điểm của sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Tiếng Việt nói riêng, bài báo đề xuất cách thức hướng dẫn sinh viên khoa giáo dục tiểu học tìm hiểu, nghiên cứu sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Abstract: From the roles and characteristics of textbooks in general and Vietnamese textbooks in particular, the article proposes ways to guide primary education students to learn and research textbooks to improve the quality of teaching.

19. Nguyễn Thị Xuân Yến (2012). Đây thôn Vỹ Dạ-nỗi niềm của người con xa Huế. Tạp chí Văn học và tuổi trẻ.

- Tóm tắt: Bài viết hệ thống hóa các cách tiếp cận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Từ đồng thời đề xuất cách hiểu bài thơ từ góc độ tình cảm, cảm xúc của một người con xa quê, xa Huế.

- Abstract: The article codifies the poetic approaches to the poem Day thon Vi Da of Han Mac Tu and at the same time proposes a way to understand the poem from the emotional perspective of a person who is far away from the hometown, far away from Hue.

20. Nguyễn Thị Xuân Yến (2012). Phát triển ngôn ngữ thị giác cho trẻ mầm non. Tạp chí Giáo dục.

- Tóm tắt: Bài báo phân tích đặc điểm, tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ thị giác (đọc, viết) cho trẻ mầm non đồng thời đề xuất các biện pháp phát triển ngôn ngữ thị giác cho trẻ mầm non phù hợp lứa tuổi.

- Abstract: The article analyzes the characteristics and importance of the development of visual language (reading and writing) for preschool children, at the same time proposing measures to develop visual language for preschool children suitable for their age.

21. Nguyễn Thị Xuân Yến (2018). Về khái niệm “literacy” và việc dạy học đọc, viết cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Tạp chí Giáo dục, Số 433 (Kì 1 - 7/2018), tr 1-4.

- Tóm tắt: Bài báo bàn luận về khái niệm “literacy” trong bối cảnh phát triển năng lực đọc và viết của học sinh tiểu học. Đồng thời, bài báo cũng chỉ ra khả năng đọc viết qua phương tiện đa phương thức cho học sinh tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới; đề xuất ngữ liệu dạy học đa phương thức cho sách giáo khoa Tiếng Việt cấp tiểu học.

- Abstract: The article discusses the concept “literacy” in the context of development of reading and writing ability of learners as well as multi-literacy competence. Also, the article shows that multi-literacy ability is key competence of communication of leaners under New General Education Programme and proposes the teaching materials of multi-literacy reading and writing and multi-media for the Vietnamese textbook at primary schools.

22. Nguyễn Thị Xuân Yến (2019). Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học viết văn miêu tả ở tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tạp chí Giáo dục, Số 467, tr. 31-36.

- Tóm tắt: Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận về văn miêu tả và các hoạt động trải nghiệm trong dạy học làm văn miêu tả; khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học làm văn miêu tả hiện nay ở tiểu học theo Chương trình Tiếng Việt Tiểu học 2006; Phân tích mục tiêu, yêu cầu rèn luyện kĩ năng làm bài văn miêu tả cho học sinh tiểu học trong CTGDPT môn Ngữ văn 2018, bài báo đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế, nhược điểm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học làm văn miêu tả hiện nay, từ đó góp phần nâng cao hiệu chất lượng dạy học văn miêu tả cho học sinh tiểu học đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

- Abstract: From the study of theoretical basis of descriptive writing and experiential activities in teaching writing descriptive text; surveying the status of organization of experiential activities in teaching writing descriptive text today in primary schools under the Primary Vietnamese Curriculum 2006; Analyzing the objectives and requirements for training skill of writing descriptive text for elementary students in the Vietnamese Literature Curriculum 2018, we propose a number of measures to overcome the limitations and disadvantages in organizing experiential activities in teaching writing descriptive text today, thereby contributing to improving the quality of teaching writing descriptive text for elementary students to meet the requirements of the General Education Curriculum 2018.

23. Nguyễn Thị Xuân Yến, Bùi Nguyễn Bích Thy, Lê Nam Sơn (2019). Nguyên tắc và tiêu chí xây dựng ngữ liệu chủ đề biển đảo trong môn Tiếng Việt tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tạp chí Giáo dục, Số 478, tr.12-16.

- Tóm tắt: Qua nghiên cứu tầm quan trọng của ngữ liệu ngôn ngữ trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học nói chung, dạy tập đọc nói riêng; ý nghĩa của chủ đề biển đảo trong dạy học; qua nghiên cứu thực trạng dạy học chủ đề biển đảo trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, bài báo đề xuất các nguyên tắc, tiêu chí xây dựng ngữ liệu chủ đề biển đảo trong môn Tiếng Việt ở tiểu học đảm bảo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018. Các nguyên tắc và tiêu chí đề xuất hỗ trợ người viết sách giáo khoa, giáo viên và những ai quan tâm đến việc xây dựng ngữ liệu về chủ đề biển đảo, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt và nâng cao khả năng đọc hiểu của học sinh tiểu học về chủ đề biển đảo.

- Abstract: By researching the importance of linguistic data in teaching Vietnamese language in elementary education generally, teaching reading specifically; the meaning of the sea & island topic in teaching; studying the situation of teaching the Sea & Island topic in Vietnamese language in elementary education, this paper proposes principles and criteria in building Sea & Island topic's linguistic data in Vietnamese language primary education regarding to requirements of the General Education Programme 2018 and Vietnamese Literature General Education Programme 2018. The proposed principles and criteria are supportive for text book writers, teachers and people who are interested in building high-quality sea & island topic's linguistic data in Vietnamese Language primary education that contribute to enhance primary school pupils' reading abilities in the sea & island topic.

Các sách đã xuất bản

1. Nguyễn Thị Xuân Yến (2001), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 ở tiểu học, NXB ĐH Huế, 188 trang.

Đây là giáo trình cung cấp kiến thức và kĩ năng về LLDH Tiếng Việt cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học. Nội dung gồm: Phần 1: Những vấn đề chung về PPDHTV ở TH; Phần 2: Phương pháp dạy học Học vần và Phương pháp dạy học Tập viết.

2. Nguyễn Thị Xuân Yến (Chủ biên), Lê Thị Thanh Nhàn (2007), Phát triển lời nói cho học sinh tiểu học trên bình diện ngữ âm, Dự án Phát triển giáo viên tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 152 trang.

Đây là giáo trình cung cấp kiến thức và kĩ năng về LLDH Tiếng Việt liên quan đến ngữ âm học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học. Nội dung gồm: Phần 1: Chính âm và phương pháp chữa lỗi phát âm cho học sinh tiểu học; Phần 2: Luyện đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học.

3. Hoàng Tất Thắng (Chủ biên), Nguyễn Thị Bạch Nhạn, Nguyễn Quốc Dũng, Lê Thị Hoài Nam, Nguyễn Thị Xuân Yến,  (2008), Tài liệu hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB ĐHSP HN,  180 trang.

Đây là tài liệu hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và PPDH Tiếng Việt cho sinh viên bậc học cử nhân ngành Giáo dục tiểu học. Tài liệu gồm các câu hỏi, bài tập và hướng dẫn thực hiện các câu hỏi, bài tập.

4. Nguyễn Thị Quế Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Yến, Trần Thị Hoa Lê, Vũ Thị Hồng Thắm, Nguyễn Thị Phương, Đoàn Minh Nhung (2016), Giáo trình Tiếng Việt trình độ A1, NXB Lí luận Chính trị, 258 trang.

Đây là cuốn thứ nhất trong bộ Giáo trình Tiếng Việt gồm 6 cuốn: Giáo trình Tiếng Việt A1, A2; B1, B2; C1, C2, là tài liệu dùng cho người Việt ở nước ngoài và người nước ngoài trên mọi quốc gia học Tiếng Việt; văn hóa Việt Nam (khối ngành Khoa học Xã hội Nhân văn) tại các trường đại học trong nước và ngoài nước. Bộ giáo trình này được biên soạn theo Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT, kèm theo Khung năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 01/09/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2015. Nội dung giáo trình gồm các bài học theo chủ đề. Mỗi bài học có 6 phần: I. Khởi động tương tác; II. Hội thoại; III. Từ ngữ - Ngữ pháp; IV. Bài đọc; V. Luyện nghe; VI. Luyện viết. Sau 4 bài học mới có một bài Ôn tập để giúp người học củng cố, nâng cao các kiến thức, kĩ năng đã học.

5. Nguyễn Thị Quế Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Yến, Trần Thị Hoa Lê, Vũ Thị Hồng Thắm, Trần Thị Hồng Liễu (2016), Giáo trình Tiếng Việt trình độ A2, NXB Lí luận Chính trị, 214 trang.

Đây là cuốn thứ hai trong bộ Giáo trình Tiếng Việt gồm 6 cuốn: Giáo trình Tiếng Việt A1, A2; B1, B2; C1, C2, là tài liệu dùng cho người Việt ở nước ngoài và người nước ngoài trên mọi quốc gia học Tiếng Việt; văn hóa Việt Nam (khối ngành Khoa học Xã hội Nhân văn) tại các trường đại học trong nước và ngoài nước. Bộ giáo trình này được biên soạn theo Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT, kèm theo Khung năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 01/09/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2015. Nội dung giáo trình gồm các bài học theo chủ đề. Mỗi bài học có 6 phần: I. Khởi động tương tác; II. Hội thoại; III. Từ ngữ - Ngữ pháp; IV. Bài đọc; V. Luyện nghe; VI. Luyện viết. Sau 4 bài học mới có một bài Ôn tập để giúp người học củng cố, nâng cao các kiến thức, kĩ năng đã học.

6. Nguyễn Thị Quế Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Yến, Trần Thị Hoa Lê, Vũ Thị Hồng Thắm, Trần Thị Hồng Liễu (2016), Giáo trình Tiếng Việt trình độ B1, NXB Lí luận Chính trị, 218 trang.

Đây là cuốn thứ ba trong bộ Giáo trình Tiếng Việt gồm 6 cuốn: Giáo trình Tiếng Việt A1, A2; B1, B2; C1, C2, là tài liệu dùng cho người Việt ở nước ngoài và người nước ngoài trên mọi quốc gia học Tiếng Việt; văn hóa Việt Nam (khối ngành Khoa học Xã hội Nhân văn) tại các trường đại học trong nước và ngoài nước. Bộ giáo trình này được biên soạn theo Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT, kèm theo Khung năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 01/09/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2015. Nội dung giáo trình gồm các bài học theo chủ đề. Mỗi bài học có 6 phần: I. Khởi động tương tác; II. Hội thoại; III. Từ ngữ - Ngữ pháp; IV. Bài đọc; V. Luyện nghe; VI. Luyện viết. Sau 4 bài học mới có một bài Ôn tập để giúp người học củng cố, nâng cao các kiến thức, kĩ năng đã học.

7. Nguyễn Thị Quế Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Yến, Trần Thị Hoa Lê, Vũ Thị Hồng Thắm, Nguyễn Thị Phương (2016), Giáo trình Tiếng Việt trình độ B2, NXB Lí luận Chính trị, 258 trang.

Đây là cuốn thứ tư trong bộ Giáo trình Tiếng Việt gồm 6 cuốn: Giáo trình Tiếng Việt A1, A2; B1, B2; C1, C2, là tài liệu dùng cho người Việt ở nước ngoài và người nước ngoài trên mọi quốc gia học Tiếng Việt; văn hóa Việt Nam (khối ngành Khoa học Xã hội Nhân văn) tại các trường đại học trong nước và ngoài nước. Bộ giáo trình này được biên soạn theo Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT, kèm theo Khung năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 01/09/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2015. Nội dung giáo trình gồm các bài học theo chủ đề. Mỗi bài học có 6 phần: I. Khởi động tương tác; II. Hội thoại; III. Từ ngữ - Ngữ pháp; IV. Bài đọc; V. Luyện nghe; VI. Luyện viết. Sau 4 bài học mới có một bài Ôn tập để giúp người học củng cố, nâng cao các kiến thức, kĩ năng đã học.

8. Nguyễn Thị Quế Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Yến,  Nguyễn Thị Hồng Vân, Định Thanh Tuyến, Vũ Thị Hồng Thắm, Nguyễn Thị Phương (2018), Giáo trình Tiếng Việt trình độ C1, NXB Lí luận Chính trị, 236 trang.

Đây là cuốn thứ năm trong bộ Giáo trình Tiếng Việt gồm 6 cuốn: Giáo trình Tiếng Việt A1, A2; B1, B2; C1, C2, là tài liệu dùng cho người Việt ở nước ngoài và người nước ngoài trên mọi quốc gia học Tiếng Việt; văn hóa Việt Nam (khối ngành Khoa học Xã hội Nhân văn) tại các trường đại học trong nước và ngoài nước. Bộ giáo trình này được biên soạn theo Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT, kèm theo Khung năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 01/09/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2015. Nội dung giáo trình gồm các bài học theo chủ đề. Mỗi bài học có 6 phần: I. Khởi động tương tác; II. Hội thoại; III. Từ ngữ - Ngữ pháp; IV. Bài đọc; V. Luyện nghe; VI. Luyện viết. Sau 4 bài học mới có một bài Ôn tập để giúp người học củng cố, nâng cao các kiến thức, kĩ năng đã học.

9. Nguyễn Thị Quế Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Yến, Nguyễn Thị Hồng Vân, Định Thanh Tuyến, Vũ Thị Hồng Thắm, Nguyễn Thị Phương (2018), Giáo trình Tiếng Việt trình độ C2, NXB Lí luận Chính trị, 252 trang.

Đây là cuốn thứ sáu trong bộ Giáo trình Tiếng Việt gồm 6 cuốn: Giáo trình Tiếng Việt A1, A2; B1, B2; C1, C2, là tài liệu dùng cho người Việt ở nước ngoài và người nước ngoài trên mọi quốc gia học Tiếng Việt; văn hóa Việt Nam (khối ngành Khoa học Xã hội Nhân văn) tại các trường đại học trong nước và ngoài nước. Bộ giáo trình này được biên soạn theo Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT, kèm theo Khung năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 01/09/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2015. Nội dung giáo trình gồm các bài học theo chủ đề. Mỗi bài học có 6 phần: I. Khởi động tương tác; II. Hội thoại; III. Từ ngữ - Ngữ pháp; IV. Bài đọc; V. Luyện nghe; VI. Luyện viết. Sau 4 bài học mới có một bài Ôn tập để giúp người học củng cố, nâng cao các kiến thức, kĩ năng đã học.

10. Nguyễn Thị Xuân Yến, Trịnh Cam Ly, Lê Nam Sơn (2018), Những con chữ nhiệm màu-Lắng nghe lời cây nói (Phát triển năng lực viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5), NXB ĐHSP TP.HCM, 82 trang.

Đây là tài liệu tham khảo giúp học sinh tiểu học thực hành nhằm phát triển năng lực viết văn miêu tả cây cối. Sách gồm 5 bài học, mỗi bài học có 4 phần: Khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng.

11. Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Phạm Vĩnh Lộc, Nguyễn Lương Hải Như, Nguyễn Thị Xuân Yến (2019),  Tiếng Việt 1, tập 2, NXBGDVN, 164 trang.

Đây là sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Sách được thiết kế dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018 gồm các chủ điểm, mỗi chủ điểm có các bài học.

12. Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Phạm Vĩnh Lộc, Nguyễn Lương Hải Như, Nguyễn Thị Xuân Yến (2019),  Tiếng Việt 1, tập 2, sách giáo viên, NXBGDVN, 260 trang.

Đây là sách dành cho giáo viên. Sách hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 2. Sách gồm hai phần: Phần 1 hướng dẫn chung và phần 2 hướng dẫn cụ thể.

13. Nguyễn Thị Xuân Yến, Trịnh Cam Ly, Lê Nam Sơn (2020), Tạo hình những người bạn (Phát triển năng lực viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học), NXBGDVN, 80 trang.

Đây là tài liệu tham khảo giúp học sinh tiểu học thực hành nhằm phát triển năng lực viết văn miêu tả đồ vật. Sách gồm 5 bài học, mỗi bài học có 4 phần: Khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng.

14. Nguyễn Thị Xuân Yến, Trịnh Cam Ly, Lê Nam Sơn (2020), Thì thầm với loài cây (Phát triển năng lực viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học), NXBGDVN, 72 trang.

Đây là tài liệu tham khảo giúp học sinh tiểu học thực hành nhằm phát triển năng lực viết văn miêu tả cây cối. Sách gồm 5 bài học, mỗi bài học có 4 phần: Khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng.

15. Nguyễn Thị Xuân Yến, Trịnh Cam Ly, Lê Nam Sơn (2020), Kết bạn với động vật (Phát triển năng lực viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học), NXBGDVN, 80 trang.

Đây là tài liệu tham khảo giúp học sinh tiểu học thực hành nhằm phát triển năng lực viết văn miêu tả động vật. Sách gồm 5 bài học, mỗi bài học có 4 phần: Khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng.

16. Nguyễn Thị Xuân Yến, Trịnh Cam Ly, Lê Nam Sơn (2020), Khắc họa người em yêu (Phát triển năng lực viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học), NXBGDVN, 68 trang.

Đây là tài liệu tham khảo giúp học sinh tiểu học thực hành nhằm phát triển năng lực viết văn miêu tả người. Sách gồm 5 bài học, mỗi bài học có 4 phần: Khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng.

17. Nguyễn Thị Xuân Yến, Trịnh Cam Ly, Lê Nam Sơn (2020), Kí họa cảnh thiên nhiên (Phát triển năng lực viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học), NXBGDVN, 72 trang.

Đây là tài liệu tham khảo giúp học sinh tiểu học thực hành nhằm phát triển năng lực viết văn miêu tả cảnh thiên nhiên. Sách gồm 5 bài học, mỗi bài học có 4 phần: Khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng.

18. Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên), Nguyễn Thị Thu Huyền, Trịnh Cam Ly, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến (2020),  Tiếng Việt 2, tập 1, NXBGDVN, 156 trang.

Đây là sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Sách được thiết kế dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018 gồm các chủ điểm, mỗi chủ điểm có các bài học.

19. Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên), Nguyễn Thị Thu Huyền, Trịnh Cam Ly, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến (2020),  Tiếng Việt 2, tập 1, sách giáo viên, NXBGDVN, 212 trang.

Đây là sách dành cho giáo viên. Sách hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1. Sách gồm hai phần: Phần 1 hướng dẫn chung và phần 2 hướng dẫn cụ thể.

20. Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trịnh Cam Ly, Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến (2020),  Tiếng Việt 2, tập 2, NXBGDVN, 148 trang.

Đây là sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Sách được thiết kế dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018 gồm các chủ điểm, mỗi chủ điểm có các bài học.

21. Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trịnh Cam Ly, Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến (2020),  Tiếng Việt 2, tập 1, sách giáo viên, NXBGDVN, 212 trang.

Đây là sách dành cho giáo viên. Sách hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1. Sách gồm hai phần: Phần 1 hướng dẫn chung và phần 2 hướng dẫn cụ thể.

22. Nguyễn Thị Ly Kha (chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trịnh Cam Ly, Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến (2020),  Tiếng Việt 2, tập 2, sách giáo viên, NXBGDVN, 156 trang.

Đây là sách dành cho giáo viên. Sách hướng dẫn giáo viên sử dụng sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1. Sách gồm hai phần: Phần 1 hướng dẫn chung và phần 2 hướng dẫn cụ thể.

Các danh hiệu, giải thưởng đạt được

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo các năm: 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015; 2016; 2020.

- Bằng khen của BCH Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN năm 2013;

- Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” năm 2014;

-  Kỉ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” của Trung ương Đoàn TNCS HCM năm 2015.

- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở các năm: 2008, 2010, 2011, 2012, 2013, 2015; 2019, 2020.

- Chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm 2014.