Lê Văn Trung In

A. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Họ và tên: Lê Văn Trung
Chức danh: Giảng viên
Học vị: Thạc sỹ
Chức vụ: Nguyên Chủ tịch Công đoàn
Lĩnh vực chuyên môn: Ngôn ngữ học
--------------------------------------------
+ Liên hệ: Văn phòng Khoa Giáo dục Tiểu học, A310, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
+ Ngày gia nhập Khoa Giáo dục Tiểu học: tháng 03/2014


 

 

B. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:

- Ngành học: Sư phạm Trung văn

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- Năm tốt nghiệp: 2003

2. Sau đại học:

Thạc sĩ:

- Ngành học: Ngôn ngữ học

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- Tên luận văn: Hiện tượng chuyển di ngôn ngữ (qua cứ liệu một số danh từ Hán Việt chỉ người)

- Năm tốt nghiệp: 2009

Tiến sĩ:

- Ngành học:

- Nơi đào tạo:

- Tên luận án:

- Năm tốt nghiệp:

3. Ngoại ngữ:

- Tiếng Anh: Chứng chỉ B

- Tiếng Trung: Cử nhân

C. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- 1999 – 2003: Sinh viên ngành Sư phạm Trung văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 2005 – 2007: Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 2007 – 2009: Học viên cao học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 2009 – hiện nay: Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học

D. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các bài báo khoa học

1. Lê Văn Trung (2011). Thử sơ đồ hoá khái niệm từ Hán Việt và một số thuật ngữ hữu quan. Tạp chí Khoa học, ĐH Sư phạm TP HCM, số 29 (63), tr. 142 – 148.

Tên bài báo tiếng Anh: Mapping concepts about the Sino-Vietnamese words and some of the relevant terms

Tóm tắt: Khi đọc các tài liệu nói về vốn từ gốc Hán trong tiếng Việt, ta thường gặp những thuật ngữ như: âm Hán Việt, từ Hán Việt, từ phi Hán Việt, từ bán âm Hán Việt, từ thuần Việt,… Nhằm giúp người học hiểu và sử dụng những thuật ngữ này được chính xác hơn, chúng tôi thử sơ đồ hoá khái niệm từ Hán Việt và một số thuật ngữ hữu quan.

Abstract: When reading the documents concerning Chinese-originated words in Vietnamese language, we often see terms such as: Sino-Vietnamese sounded words,  Sino-Vietnamese half-sounded words, Sino-Vietnamese words, Sino-Vietnamese non-related words, pure Vietnamese words,.... To help learners understand and use these terms more correctly, we try to map the concepts about the Sino-Vietnamese words and some of the relevant terms.

2. Lê Văn Trung (2012). Bước đầu tìm hiểu hiện tượng chuyển di ngôn ngữ từ Việt sang Hán. Tạp chí Khoa học, ĐH Sư phạm TP HCM, số 35 (69), tr. 123 – 130.

Tên bài báo tiếng Anh: Initial study of language transfer from Vietnamese to Chinese

Tóm tắt: Quá trình tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt đã để lại những nét tương đồng về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp... Sự tương đồng hay dị biệt giữa âm, từ Hán Việt và tiếng Hán hiện đại đều có thể gây “nhiễu” cho người học. Lí thuyết chuyển di khẳng định ngôn ngữ nào càng giống với tiếng mẹ đẻ của người học, thì càng giúp cho họ tiếp cận ngôn ngữ đó dễ dàng hơn. Bài viết này trình bày một số kết quả nghiên cứu  về hiện tượng chuyển di ngôn ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Hán qua những số liệu khảo sát và ngữ liệu cụ thể.

Abstract: The contact process between Chinese and Vietnamese has shown the similarities between these two languages in term of phonology, semantics, grammar, etc., All similarities or differences between sounds, words of Sino-Vietnamese and  modern Chinese can make people difficult to learn. Transference theory asserts that the language which is more similar to learner’s mother tongue, will help them approach and grasp it easier and more convenient. In this paper, we present some initial findings on the phenomenon of transference from Vietnamese into Chinese through survey data and specific corpus.

3. Lê Văn Trung (2015). Vấn đề phân loại từ theo cấu tạo ở tiểu học. Tạp chí Khoa học, ĐH Sư phạm TP HCM, số 6 (71), tr. 186 – 191.

Tên bài báo tiếng Anh: Classify vocabulary by structure in primary school

Tóm tắt: Bài viết đề cập việc dạy phân loại từ vựng ở tiểu học; từ đó đưa ra những nhận xét, phân tích nhằm giúp người học phân loại từ thuận lợi hơn.

Abstract: This article discusses the reality of teaching how to classify vocabulary in primary schools. Thence, it presents comments and analyses to help learners classify vocabulary more easily.