Nguyễn Lâm Hữu Phước In
Tran Thanh Du

A. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Họ và tên: Nguyễn Lâm Hữu Phước
Chức danh: Giảng viên
Học vị: Thạc sĩ
Lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục Khoa học
---------------------------------------------
+ Liên hệ: Văn phòng Khoa Giáo dục Tiểu học, A310, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
+ Ngày gia nhập Khoa Giáo dục Tiểu học: 01/2016


 

 

B. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:

- Ngành học: Sư phạm Vật lý

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- Năm tốt nghiệp: 2012

2. Sau đại học:

Thạc sĩ:

- Ngành học: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- Tên luận văn:Thiết kế và sử dụng đồ chơi trong dạy học chương “Điện từ trường” – Vật lý 9 Trung học cơ sở.

- Năm tốt nghiệp: 2015

3. Ngoại ngữ:

Tiếng Anh: B1

C. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- 2008 – 20012: Sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 2013 – 2015: Học viên cao học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 2016 – hiện nay: Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

D. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Nga, Tăng Minh Dũng, Vũ Như Thư Hương, Lê Thái Bảo Thiên Trung, Nguyễn Lâm Hữu Phước (2018), Hướng dẫn dạy học theo định hướng giáo dục STEM ở bậc tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Các bài báo khoa học, kỷ yếu hội thảo

1. Nguyễn Lâm Hữu Phước, Ngô Thị Phương, Lê Tống Ngọc Anh, Phạm Phương Anh (2018), “Tận dụng các vật liệu tái chế để thiết kế các dự án STEM nhỏ dạy học “Các chủ đề về không khí” tại các trường tiểu học”. Hội thảo Phát triển Giáo dục STEM kết nối cộng đồng 2018.

Utilizing the recycled materials to design STEM mini-projects for teaching “air topic” in primary schools

Tóm tắt: Nghiên cứu này với mục đích hướng dẫn giáo viên sử dụng hiệu quả vật liệu tái chế để thiết kế các dự án nhỏ cho việc giảng dạy chủ đề “Không khí” ở tiểu học. Dự án này có thể là một nguồn tài liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy trong và ngoài lớp học. Trong thực tế có rất nhiều vật dụng làm bằng ni lon, bao bì có thể được lấy từ “thùng rác” và tái sử dụng lại trong thí nghiệm STEM. Dự án bao gồm hai phần chính: dạy kiến thức và phát triển kỹ năng khoa học. Kiến thức của chủ đề hoàn toàn trong môn Khoa học ở tiểu học theo chương trình phổ thông của Việt Nam như: tính chất của không khí, vai trò của không khí trong đời sống,.... Nội dung bài học xuất phát từ những ý tưởng thực tế, sao cho những kiến thức khoa học có sự liên hệ gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Từ đó, kỹ năng khoa học của học sinh sẽ được phát triển thông qua việc tham gia những hoạt động thí nghiệm STEM của dự án. Ngoài ra, vấn đề nhận thức về môi trường cũng được tích hợp trong các hoạt động của dự án. Qua việc sử dụng những vật liệu tái chế, dự án có thể là một biện pháp giáo dục về môi trường qua việc giảng dạy khoa học. Bên cạnh đó, học sinh có thể nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường không khí, nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi con người; từ đó chúng ta có thể tìm ra những biện pháp bảo vệ môi trường không khí ngay từ bây giờ. Ý tưởng dựa trên giáo dục STEM để thiết kế những dự án thí nghiệm nhỏ từ vật liệu tái chế là một hướng tiếp cận dạy học nhằm phát triển các kỹ năng thế kỷ 21 và nâng cao sự nhận thức về bảo vệ môi trường cho học sinh.

Abstract: This study investigates how teachers use the recycled materials to design STEM mini-projects for teaching “Air topic” in primary school. This project can be used as a resource to support their teaching inside and outside the classroom. There are many items like styrofoam and packaging materials that can be saved from the bin and up cycled into STEM experiments. The project consists of two main parts: teaching knowledge and developing science process skills. The contents of topic are in accordance with the new curriculum of science teaching in primary school of Vietnam such as: properties of air, role of air in life. We develop this project from the practical idea, so that scientific knowledge is closely related to daily life. Scientific literacy can be developed by participating STEM activities of mini-projects.  In addition, environmental awareness is also an integrated part of the project activities. By using the recycled materials, this project can be considered as an environmental awareness tool through teaching science in the primary schools. By teaching students that the air environment is fragile and indispensable we can begin fixing the problems that threaten it. Ideas based on STEM education for designing the recycled materials mini-projects will be demonstrated with links to the development of students ‘21st century’ skills and enhancing the awareness of environmental protection.

2. Nguyễn Lâm Hữu Phước (2017), “Giáo dục STEM và hình thành năng lực cho học sinh ở nhà trường tiểu học”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới”, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

STEM integrated approach and literacy building for students in primary schools

Tóm tắt: Hình thành năng lực cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng ở nhà trường phổ thông. Giáo dục STEM là một trong những mô hình giáo dục không chỉ góp phần hình thành và phát triển năng lực về lĩnh vực giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học mà còn hỗ trợ phát triển các năng lực khác cho học sinh. Mục tiêu của bài viết đề cập đến giáo dục STEM, mối liên hệ giữa giáo dục STEM và dạy học phát triển năng lực của học sinh ở nhà trường tiểu học, minh họa chủ đề “Bóng tối” theo cách tiếp cận STEM nhằm hình thành năng lực cho học

Abstract: Building literacy for students plays a very important role in schools. STEM is one of the educational approaches not only building the capacity in Science, Technology, Engineering and Math but also others. The objectives of this paper are about the STEM approach, the connection between STEM integrated approach and capacity development for primary students. In this paper, we also present the topic "Darkness" according to STEM approach to build and develop the capacity for primary students.

3. Nguyễn Lâm Hữu Phước (2016), “Phát triển năng lực khoa học trong dạy học khoa học ở tiểu học", Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu khoa học của sinh viên và cán bộ trẻ các trường đại học Sư phạm toàn quốc”, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Increasing scientific literacy in primary science education

Tóm tắt: Khoa học có vai trò khơi dậy sự tò mò, kích thích sự hứng thú, khả năng quan sát và khám phá của học sinh. Phát triển năng lực khoa học là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành, hoàn thiện năng lực và phẩm chất của học sinh. Hoạt động tìm hiểu khoa học sẽ giúp học sinh có những trải nghiệm, khám phá và phát triển tư duy khoa học. Mục tiêu của bài viết đề cập đến năng lực khoa học, nguyên tắc hình thành và phát triển năng lực khoa học của học sinh tiểu học. Một số hoạt động tìm hiểu khoa học được thể hiện trong phần cuối bài viết.

Abstract: Science plays an important role in arousing pupils’ curiosity, stimulating their interest, observation and inquisitive minds. Increasing scientific literacy is one of the important contributing factors in forming and perfecting pupils’ competence and characters. Scientific activities will provide pupils with experience, exploration

and development scientific intellect. The article aims at introducing the scientific literacy, the principles of forming and increasing scientific literacy in primary education. A number of scientific activities will be detailed in the final part.

E. CÁC DANH HIỆU, GIẢI THƯỞNG ĐẠT ĐƯỢC

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hai năm liên tục từ năm học 2017-2018, 2018-2019.