Trần Thanh Dư In
Tran Thanh Du

A. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Họ và tên: Trần Thanh Dư
Chức danh: Giảng viên
Học vị: Thạc sĩ
Chức vụ: Trợ lý Thanh niên
Lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục học Tiểu học, Hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học, Nghiệp vụ sư phạm ở Tiểu học,...
---------------------------------------------
+ Liên hệ: Văn phòng Khoa Giáo dục Tiểu học, A310, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
+ Ngày gia nhập Khoa Giáo dục Tiểu học:3/2017


 

B. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:

- Ngành học: Giáo dục Tiểu học

- Nơi đào tạo: Khoa Giáo dục Tiểu học, HCMUE

- Năm tốt nghiệp: 2016

2. Sau đại học:

Thạc sĩ:

- Ngành học: Giáo dục học (tiểu học)

- Nơi đào tạo: Khoa Giáo dục Tiểu học, HCMUE

- Tên luận văn: Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba tại các trường tiểu học quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

- Năm tốt nghiệp: 2019

3. Ngoại ngữ:

- Tiếng Anh: Cử nhân Ngôn ngữ Anh (SGU – 2019)

C. QÚA TRÌNH CÔNG TÁC

- 2012 – 2016: Sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 20016 – 2019: Học viên cao học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 2017 – hiện nay: Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học

D. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các đề tài nghiên cứu khoa học

1. Kĩ năng đọc, viết tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc Hoa tại Quận 5, TP.HCM: thực trạng và giải pháp, cấp Trường năm 2015 – 2016. (chủ nhiệm đề tài)

2. Xây dựng “Escape Room” hỗ trợ giáo dục STEM cho HS lớp 4, cấp Trường năm 2018 – 2019 (thành viên đề tài)

Các bài báo khoa học

1. Trần Thanh Dư, Phan Ngọc Nhung, Nguyễn Lê Thảo Quỳnh, & Huỳnh Kim Trang. (2016). Kĩ năng đọc, viết tiếng Việt của học sinh lớp 1 dân tộc Hoa tại Quận 5, TP.HCM: thực trạng và giải pháp. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Sinh viên và Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc năm 2016. DOI: 978-604-947-640-2.

Tên bài báo tiếng Anh: VIETNAMESE READING AND WRITING SKILLS OF ETHNIC CHINESE STUDENTS GRADE 1 IN DISTRICT 5, HO CHI MINH CITY: REALITY AND SOLUTION

Tóm tắt: Dân tộc Hoa đã định cư và hòa nhập với cộng đồng người Việt lâu đời nhưng bản sắc văn hóa và ngôn ngữ Hoa vẫn được lưu giữ khá bền vững. Học sinh (HS) dân tộc Hoa đến trường học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Đặc biệt, đối với các em HS lớp 1, tiếng Việt của các em còn hạn chế và chưa chuẩn xác trong phát âm, sử dụng nhất là trong đọc, viết. Qua việc khảo sát kĩ năng đọc, viết tiếng Việt của 150 em HS người Hoa lẫn Việt học lớp 1 tại 3 trường tiểu học trên địa bàn Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết mô tả, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hỗ trợ HS lớp 1 dân tộc Hoa hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc, viết tiếng Việt.

Abstract: Ethnic Chinese have settled and integrated into the Vietnamese community for a long time but their cultural characters are still maintained stably. At school, Ethnic Chinese study Vietnamese as a second language. Especially for Ethnic Chinese students grade 1, their literacy are still limited as well as the pronunciation and usage in reading and writing. Through a survey of 100 Ethnic Chinese students grade 1 and 50 Vietnamese students grade 1 at 3 elementary schools in district 5, Ho Chi Minh city, the research hasdescribed and analyzed reality; published the solution toconstitute and improvethe reading and writing skills of Ethnic Chinese students grade 1 in district 5, Ho Chi Minh city.

2. Trần Thanh Dư, Nguyễn Thị Thu Hiếu, & Nguyễn Thị Ngọc Loan. (2017). Các biện pháp dạy giải nghĩa từ được giáo viên sử dụng trong phân môn Tập đọc ở tiểu học hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cho Học viên cao học và Nghiên cứu sinh năm học 2017 – 2018. DOI: 978-604-958-079-6

Tên bài báo tiếng Anh: MEANSURES OF TEACHING HOW TO FIND MEANINGS OF WORDS USED BY TEACHERS IN READING AT PRIMARY SCHOOL NOWADAYS

Tóm tắt: Giải nghĩa từ là kỹ năng quan trọng giúp HS lĩnh hội nội dung văn bản. Có nhiều biện pháp dạy giải nghĩa từ như đọc chú thích trong SGK, sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tranh ảnh,… Trong bài viết này, người viết đã tiến hành khảo sát việc dạy giải nghĩa từ trong phân môn Tập đọc của GV hiện nay, từ đó mô tả và phân tích các biện pháp mà GV lựa chọn để dạy giải nghĩa từ. Đồng thời, bài viết đề xuất một số giải pháp hỗ trợ việc dạy học giải nghĩa từ và phát triển kĩ năng đọc hiểu cho HS tiểu học.

Abstract: Finding meaning of words is an important skill to help students perceive the content of texts. There are many meansures of teaching how to find meanings of words as reading annotations in textbooks, using synonyms, antonyms, pictures, etc. In this article, authors conducted survey relating to teacher’s teaching methods to find the meanings of words in Reading, thus they will describe and analyze those chosen methods by teachers to find meanings of words Parallelly, this article suggest some solutions to support of teaching how to find word-meanings and develop reading skills.

3. Trần Thanh Dư, & Nguyễn Thị Ly Kha (GVHD). (2018). Thực trạng lỗi chính tả của học sinh dân tộc Hoa học lớp 1 tại Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Hội thảo Khoa học Sinh viên và Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc năm 2018.

Tên bài báo tiếng Anh: SPELLING MISTAKES BY ETHNIC CHINESE STUDENTS GRADE 1 IN DISTRICT 5, HO CHI MINH CITY

Tóm tắt: Ở Việt Nam, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh, dân tộc Hoa là dân tộc có dân số khá đông. Như những học sinh dân tộc thiểu số khác, học sinh dân tộc Hoa ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh học tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia với tư cách là ngôn ngữ thứ hai. Bài viết này bàn đến một số lỗi chính tả thường gặp ở học sinh lớp 1 dân tộc Hoa tại quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Abstract: In Vietnam, especially in Ho Chi Minh City, the ethnic Chinese has a dense population. As other ethnic students, ethnic Chinese students in District 5, Ho Chi Minh City learn Vietnamese - the national language as a second language. This article discusses some spelling mistakes made by grade 1 ethnic Chinese pupils in District 5, Ho Chi Minh City and suggests some solutions to rectify them.

4. Trần Thanh Dư. (2020). Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Sinh viên và Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc năm 2020

Tên bài báo tiếng Anh: ORGANISING EXPERIENTIAL ACTIVITIES IN TEACHING THE SUBJECT NATURAL AND SOCIAL SCIENCE

Tóm tắt: Chương trình GDPT môn Tự nhiên và Xã hội (ban hành năm 2018) đã xác định vai trò quan trọng của việc hình thành và phát triển những năng lực liên quan cần thiết cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn học này. Vì vậy, nghiên cứu cơ sở lí luận, xây dựng quy trình thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn học này là vấn đề cấp thiết. Trong khuôn khổ của bài báo, tác giả đề xuất và minh họa quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Abstract: The educational curriculum for the subject Natural and Social Science (approved in 2018) specifies the importance of establishing and developing necessary competencies for students by means of organising experiential activities in the teaching of the subject. Therefore, it is urgently required that the theoretical basis be examined and that the procedure of designing and organising be established. This article is to present suggestions and a procedure to organise experiential activities in the competency-development oriented teaching of Natural and Social Science subject.

Các danh hiệu, giải thưởng đạt được

- Sao Tháng giêng năm 2014, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam.

- Đóng góp tích cực trong Chiến dịch Mùa hè xanh năm 2015, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam.

- Có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2015, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Sinh viên năm tốt năm 2016, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam.

- Giải Nhì đồng đội tại Hội thi Giảng viên Giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Giải Nhì cá nhân tại Hội thi Giảng viên Giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo.