Lê Quỳnh Chi In

A. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Họ và tên: Lê Quỳnh Chi
Chức danh: Giảng viên chính
Học vị: Tiến sỹ
Chức vụ: 
Lĩnh vực chuyên môn: Quản lí giáo dục
--------------------------------------
+ Liên hệ: Văn phòng Khoa Giáo dục Tiểu học, A310, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
+ Ngày gia nhập Khoa Giáo dục Tiểu học: tháng 1/2020

 


 

B. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:

- Ngành học: Thông tin – Thư viện

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

- Năm tốt nghiệp: 1986

2. Sau đại học:

Thạc sĩ:

- Ngành học: Quản lí giáo dục

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM

- Tên luận văn: Tìm hiểu thực trạng quản lý và khai thác thông tin - tư liệu tại thư viện trường Đại học Sư phạm Tp. HCM

- Năm tốt nghiệp: 2004

Tiến sĩ:

- Ngành học: Quản lí giáo dục

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM

- Tên luận án: Quản lí nguồn lực thông tin trong thư viện trường đại học

- Năm tốt nghiệp: 2015

 

3. Ngoại ngữ:

- Tiếng Anh: cử nhân

 

C. QÚA TRÌNH CÔNG TÁC

- 1986 – 2019: Chuyên viên/ Phó giám đốc/ Giám đốc Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 2020 – nay: Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học

D. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các đề tài nghiên cứu khoa học

1. Xây dựng thư viện đáp ứng với việc thay đổi phương pháp học tập mới của sinh viên Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM. (Mã số: B2007.19.24). Cấp Bộ năm 2008-2010
2. Thư mục Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2005-2010. (Mã số: CS2010.19.122). Cấp Trường 2010-2011.
3. Đánh giá thực trạng nguồn lực thông tin khoa học giáo dục tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. (Mã số: CS.2012.19.71). Cấp Trường 2011-2012
4. Quản lý và khai thác nguồn thông tin nội sinh phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. (Mã số CS.2013.19.52). Cấp Trường 2013-2014
5. Quản lý hành chính và việc tổ chức các hoạt động liên kết hợp tác giữa các thư viện đại học ở Việt nam. (Mã số: B2013-76-05). Cấp Đại học Quốc gia. Năm 2015-2016
6. Thói quen sử dụng thông tin của sinh viên tại Thư viện Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM. (Mã số: MS.2015.19.74). Cấp Trường 2016-1017
7. Thực trạng thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường ĐHSP TP. HCM. (Mã số: CS 2017.19.02TK). Cấp Trường 2018-2019

Các bài báo khoa học

1. Lê Quỳnh Chi. (2011). Thư viện đại học và việc đổi mới phương pháp học tập của sinh viên. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM, 31, 22-28.

Le Quynh Chi. (2011). University Libraries and the renovation in students’ learning methods. HCMC University of Education Journal of Science, 31, 22-28

Tóm tắt: Thư viện đại học đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Là một bộ phận của cộng đồng học tập, thư viện kết nối người học như những đối tác toàn diện trong quá trình học, hỗ trợ sinh viên định hình và tham gia vào các hoạt động học tập. Thư viện là môi trường học tập tốt, là địa chỉ đáng tin cậy trong việc cung cấp thông tin, tạo động cơ học tập, hình thành kĩ năng đọc tài liệu, kĩ năng tìm kiếm, khai thác các nguồn tài liệu đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học tập của sinh viên

Abstract: University libraries have gradually asserted its position in the service of education and scientific research. As a part of learning community, libraries connect learners as comprehensive partners in the learning process, support them to determine and participate in learning activities. Libraries are a good learning environment and reliable source in providing information, motivation and materials reading skill as well as skills of searching and utilizing useful resources to meet the renovation in the students’ learning methods.

2.  Lê Quỳnh Chi. (2012). Các yếu tố cần thiết để phát triển dịch vụ thông tin – thư viện trong các trường đại học. Tạp chí Thông tin và phát triển, 01/2012,  2-6.

Lê Quỳnh Chi. (2012). Elements required to develop library-information services in universities. Journal of Information and Development, 01/2012.2-6.

Tóm tắt: Các dịch vụ thông tin thư viện chỉ có thể triển khai tốt trên cơ sở đáp ứng những yếu tố như năng lực hiện có về nguồn lực thông tin, sản phẩm thông tin, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ thông tin của thư viện và hành lang pháp lý.

Abstract: Library information services can only be implemented well on the basis of meeting factors such as information resources, information products, facilities, staff of the library and rule of law.

3. Lê Quỳnh Chi. (2013). Đầu tư cho thư viện đại học – đầu tư cho giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM, 45(79), 71-77.

Le Quynh Chi. (2013). Investment in the university libraries is an education investment to improve the quality of training and scientific research. HCMC University of Education Journal of Science, 45(79), 71-77

Tóm tắt: Bài viết đề cập tầm quan trọng của việc đầu tư cho thư viện đại học (ĐH), phân tích thực trạng việc đầu tư, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước đối với các thư viện (TV) ĐH học ở Việt Nam.Đầu tư cho TV là đầu tư cho giáo dục, đó là sự đầu tư đặc biệt về kinh tế mà hiệu quả được đo lường bởi chất lượng sản phẩm của nền giáo dục, có tác động lớn và lâu dài đến sự phát triển của đất nước.

Abstract: This article refers to the importance of investing in university libraries, analyzes the current investment status and suggests some solutions and recommendations to improve the efficiency of state investment in Vietnamese university libraries. Investment in libraries means investment in education, a special investment which has a long-term impact on the development of a country and its efficiency is measured by the quality of education.

4. Lê Quỳnh Chi. (2014). Quản lí hiệu quả nguồn lực thông tin trong thư viện đại học”. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM, 54(88), 78-87.

Le Quynh Chi. (2014). The effective management of information resources in university libraries. HCMC University of Education Journal of Science, 54(88), 78-87

Tóm tắt: Bài viết trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan đến việc quản lí hiệu quả nguồn lực thông tin trong thư viện (TV) đại học. Bên cạnh đó, bài viết cũng đánh giá thực trạng quản lí nguồn lực thông tin trong các TV Việt Nam, đồng thời đề xuất một số ý kiến để quản lí hiệu quả nguồn lực thông tin trong TV đại học.

Abstract: The article presents some basic concepts related to the effective management of information resources in university libraries such as information resources in libraries, information resources management and effective management of information resources in university libraries. Also, the article shows an overview of resources management in the libraries as well as analyzes and assesses the reality of information resources management in Vietnam libraries. Finally, the author proposes some ideas for effective management of information resources in university libraries.

5. Lê Quỳnh Chi. (2014). Xu hướng quản lí nguồn lực thông tin trong thư viện đại học Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM, 59(93), 34-39.

Le Quynh Chi. (2014). The trends of information resource management in Vietnam university libraries. HCMC University of Education Journal of Science, 59 (93), 34-39

Tóm tắt: Bài viết đề cập 5 xu hướng quản lí nguồn lực thông tin trong các thư viện (TV) đại học Việt Nam ở thời điểm hiện nay, đó là: (1) Chuyển từ hình thức sở hữu sang hình thức tiếp cận; (2) Đa dạng hóa sản phẩm thông tin và tăng cường số hóa tài liệu; (3) Phát triển nguồn thông tin nội sinh; (4) Liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các TV; và (5) Tăng cường hoạt động tiếp thị (marketing) nguồn lực thông tin.

Abstract: This article refers to the trends of information resource management in Vietnam university libraries. Five trends are presented and analyzed. These trends are (1) to switch from possessive to accessed resources, (2) to diversify information products and services as well as increase digitalizing materials, (3) to promote institutional repositories, (4) to cooperate and share information resources, and (5) to increase marketing of information resources.

6. Lê Quỳnh Chi. (2014). Nâng cao năng lực cung ứng thông tin tại các thư viện đại học Việt Nam. Tạp chí Thư viện Việt Nam, 06 (50), 30-33.

Le Quynh Chi. (2014). Enhancing information supply competence at the university libraries  in Vietnam. Vietnam library Journal, 06 (50), 30-33

Tóm tắt: Yêu cầu đổi mới Giáo dục được đặt ra đối với tất cả các đơn vị chức năng của ngành, và thư viện đại học không phải là ngoại lệ. Nhiệm vụ của thư viện đại học càng trở nên khó khăn hơn với “cơn lốc thông tin” đang diễn ra trên khắp thế giới. Trong bối cảnh đó, Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng? là vấn đề mà những người quan tâm đến hoạt động của thư viện đại học cần xem xét.

Abstract: All the bodies of the Education in Vietnam are required to innovate, and the university libries is not an exception. Its duty is becoming more and more difficult in the age of information explosion all over the world. In this context, how to meet information users’ needs is what those interested in its activities should take in account.

7. Lê Quỳnh Chi. (2018). Một số biểu hiện về thói quen sử dụng tài liệu điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường đại học Sư phạm TP. HCM. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM, 1 (2018), 80-87.

Le Quynh Chi. (2018). Some expressions of habits of electronic library usage/use of students and graduate students from Ho Chi Minh city University of Education. HCMC University of Education Journal of Science, 1 (2018), 80-87

Tóm tắt: Bài báo đề cập đến một số biểu hiện về thói quen sử dụng thư viện điện tử của sinh viên và học viên sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Abstract: The article presents a research on the results of a research on expressions of habits of electronic library usage of students and graduate students from Ho Chi Minh city University of Education.

Các danh hiệu, giải thưởng đạt được:

-        Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm học 2012-2013, 2016-2017.

-        Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm liền.

-        Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo dục” (2000)

-        Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn hóa Thể thao và Du lịch” (2011)

-        Bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì “ Đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc” (2017)

-        Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT vì “ Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học” (2011, 2013, 2015, 2019)

-        Bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vì “Đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần tích cực trong phong trào thi đua của thành phố” (2016)