Ngữ liệu dạy học trong sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội và tài liệu Macmillan Natural and Social Science 1.2.3 In
Thứ hai, 14 Tháng 9 2015 07:52

NGỮ LIỆU DẠY HỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA

MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
VÀ TÀI LIỆU MACMILLAN NATURAL AND SOCIAL SCIENCE 1, 2, 3

Phạm Phương Anh *

Tóm tắt: Bài báo tìm hiểu ngữ liệu trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội (TN&XH) 1, 2, 3 và tài liệu Macmillan Natural and Social Science book (MS) 1, 2, 3 để thấy được sự khác biệt giữa hai tài liệu này về mặt ngữ liệu, ý nghĩa và vai trò của ngữ liệu trong việc dạy học Tự nhiên & Xã hội; qua đó, nêu lên một số lưu ý trong việc xây dựng, biên soạn và sử dụng ngữ liệu dạy học TN&XH ở tiểu học.

Từ khóa: Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, tài liệu Macmillan Natural and Social Science, ngữ liệu.

 

TEXTS IN NATURAL & SOCIAL SCIENCE TEXTBOOKS

AND MACMILLAN NATURAL & SOCIAL SCIENCE BOOKS 1, 2, 3

Abstract: This article examines texts in Natural & Social Science Textbooks (TN&XH) 1, 2, 3 and Macmillan Natural and Social Books (MS) 1, 2, 3 to identify the differences between TN&XH textbooks and MS books in terms of texts, the purpose and role of texts in teaching and learning the subject Natural and Social Science. This investigation aims at presenting some recommendations in preparing, editing and using texts in teaching and learning the subject Natural and Social Science in primary schools.

Keywords: Natural and Social Science Textbook, Macmillan Natural and Social Science book, text.

Trong tài liệu dạy học, ngữ liệu thường đảm nhận một, hai hoặc ba nhiệm vụ cùng lúc tùy theo mục tiêu, nội dung dạy học: một đối tượng ngôn ngữ đơn thuần để học sinh (HS) và giáo viên (GV) thao tác trong quá trình học ngôn ngữ, văn chương với việc chú trọng khai thác các yếu tố cơ bản như cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, ngôn từ, biện pháp tu từ… mà ngữ liệu đó có thể đáp ứng; một phương tiện cho việc truyền tải thông tin đến người đọc với việc chú trọng khai thác khả năng đọc hiểu, phân tích, tổng hợp, dự đoán thông tin của người đọc; một đối tượng làm bàn đạp cho sự tưởng tượng, sáng tạo, phát triển tư duy phản biện và suy nghĩ độc lập ở HS. Với tầm quan trọng như thế, việc lựa chọn ngữ liệu để sử dụng trong dạy học nói chung và dạy học Tự nhiên & Xã hội (TN&XH) nói riêng không hề đơn giản. Nó đòi hỏi nhà giáo dục khả năng nắm vững chương trình, mục tiêu bài học, trình độ của HS, kĩ năng ngôn ngữ, khả năng văn chương... để xem xét, phân tích và lựa chọn, biên soạn các ngữ liệu phù hợp cả về nội dung lẫn hình thức (ngữ liệu thông tin (Informational texts), ngữ liệu văn chương (Literary texts)).

[ … [†] ]

 


* ThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM

[†] Toàn văn được đăng từ trang 198 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số 6 (71)/2015