Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường: cần một cách làm mớii In
Thứ năm, 13 Tháng 5 2021 03:14

Nguyễn Thị Thu

Giao tiếp là một hoạt động đặc trưng của xã hội loài người. Lịch sử nhân loại cho thấy chưa bao giờ giao tiếp có văn hóa hay văn hóa giao tiếp đánh mất vai trò của nó trong đời sống cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, ở góc độ giáo dục văn hóa giao tiếp cho lớp trẻ thì lại khác. Ngày nay, ở nước ta, không khó để chỉ ra hoặc nhìn thấy các hành vi thiếu văn hóa ở người học. Thực tế này đáng buồn và lo ngại bởi nó tồn tại không chỉ ở những học sinh nhỏ tuổi, hạn chế về tuổi đời, kiến thức, kĩ năng giao tiếp mà còn hiện diện ở những học sinh trung học, sinh viên đại học… Nguyên nhân của vấn đề này chắc chắn đến từ nhiều phía. Trong bài viết này chúng tôi đã phân tích và xác định các đặc trưng của văn hóa giao tiếp trong nhà trường - tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc thể hiện giá trị đạo đức và thẩm mỹ học đường trong quá trình tiếp xúc tâm lí giữa các đối tượng trong nhà trường.

Tác giả cũng phân tích thực trạng giáo dục văn hóa nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay nhằm làm rõ các mặt ưu và nhược điểm của nó. Thực tế cho thấy việc tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp trong mọi mặt hoạt động của người học chỉ thật sự hiệu quả khi môi trường văn hóa nhà trường đủ tầm ảnh hưởng đến người học cộng với một chương trình đào tạo tối ưu, hệ thống, chặt chẽ, thực sự tích cực hóa hoạt động của người học. Thiếu đi các yếu tố đó, việc coi giáo dục văn hóa giao tiếp là nhiệm vụ tất yếu của tất cả các môn học cũng là điều kiện thuận lợi để xóa nhòa nó. Thêm vào đó, kiến thức và kĩ năng thu lượm sẽ vụn vặt, sự nhầm lẫn kiến thức và kĩ năng hành vi giao tiếp văn hóa cũng đồng thời đến với người học. Bên cạnh đó, với một vấn đề nhấn mạnh tính kĩ năng, tức cần thực hành như giao tiếp có văn hóa, việc dạy học thông qua các hoạt động được xem là điều kiện cần.

Kết quả nghiên cứu về tâm lí học – giáo dục học cho thấy: Giáo dục văn hóa giao tiếp cần được tiến hành khi trẻ bắt đầu tham gia vào quá trình giao tiếp và thông qua một quá trình lâu dài với nhiều cách thức khác nhau. Dạy học ngày nay là hoạt động mở, không chỉ liên quan đến thầy và trò. Tuy nhiên, cần phải tạo cơ sở pháp lí rõ ràng, mở đường cho việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho người học; đổi mới hoạt động dạy học; Xây dựng văn hóa học đường nói chung và văn hóa giao tiếp trong nhà trường nói riêng đủ mạnh để có thể ảnh hưởng ngược trở lại đối với người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ánh Tuyết (2006). GT Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Quang Uẩn (CB)(2006). GT Tâm lí học đại cương, NXB Giáo dục.

Nhà trường cho học sinh nghỉ tết sớm trước cả tuần: Đúng hay sai?

Nguồn hình: https://vietnamhoinhap.vn/article/nha-truong-cho-hoc-sinh-nghi-tet-som-truoc-ca-tuan-dung-hay-sai---n-17001