Lịch công tác

 
Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Tâm sự cùng giáo sinh - 2011 PDF. In Email
Thứ tư, 23 Tháng 2 2011 11:57

Chìa khóaHơn một tuần thực tập đã trôi qua, các bạn sinh viên năm 3, năm 4 đã phần nào trải nghiệm được những vất vả, những khó khăn, những niềm vui của nghề nghiệp. Đây chính là khoảng thời gian phù hợp nhất để mỗi bạn nhìn lại sự lựa chọn của bản thân về nghề nghiệp. Đã từng trải qua những kỳ thực tập, tôi hiểu tâm trạng của các bạn trong giai đoạn này. Sự chia sẻ này sẽ tốt hơn ngay từ đầu, nhưng ở thời điểm này có lẽ cũng không là quá muộn...

Goethe bảo "Lý thuyết là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi". Điều ấy có nghĩa giữa lý thuyết và thực tế bao giờ cũng có những khoảng cách. Với giáo dục, nhiều khi "lý thuyết là màu hồng", còn thực tế không được tươi tắn như vậy. Các bạn được tiếp cận nhiều lý thuyết về giáo dục. Lý thuyết nào cũng hay, cũng hấp dẫn. Đối tượng học sinh được ngầm quy ước phát triển bình thường, không mắc bệnh "siêu đãng trí", không bị ảnh hưởng bởi game, không bị chi phối bởi những khó khăn của cuộc sống, gia đình... Tại giảng đường, các bạn thực hành cùng những "siêu học sinh", cao hơn kỳ vọng của lý thuyết nên thường khó lường trước những chướng ngại có thể xuất hiện.

Tuổi trẻ hừng hực nhiệt huyết, muốn thể hiện ý tưởng, sự trưởng thành, cái tôi của bản thân. Tôi cũng đã từng như thế! Trước đây, tôi đã từng nghĩ "để dạy tốt, cần phải dạy thử thật nhiều!" (và có lẽ nhiều người cũng nghĩ vậy). Thế nhưng, giáo dục là một ngành đặc biệt, không chấp nhận thứ phẩm, càng không chấp nhận phế phẩm! Tôi chuyển dần sang quan điểm đối lập: "không nhận dạy khi chưa sẵn sàng, khi chưa am hiểu về nội dung, đối tượng giảng dạy". Đã có lúc, tôi cảm thấy chạnh lòng khi nghe chia sẻ "có sinh viên về thực tập, giáo viên cũng thích vì giao hết cho sinh viên dạy", "đề kiểm tra được giảm mức độ khó", hay "khổ lắm, học sinh nắm bài không chắc, sau đợt thực tập phải dạy lại"... Và tôi nghĩ, với giáo sinh thực tập:

* Về công tác chủ nhiệm và những vấn đề chung

- "Không nên quá vội vàng, phải chịu khó quan sát", tìm hiểu đối tượng học sinh. Chúng ta có 4 tuần để thực tập kì 1, và 7 tuần để thực tập kì 2. Với thời lượng như thế, và yêu cầu 1 tiết dạy cho kì 1, 10 tiết dạy cho kì 2 thì không có gì khiến ta phải vội vã dạy ngay từ tuần đầu. Giáo sinh nên dành tuần đầu để quan sát, làm quen môi trường mới. Có khá nhiều công việc cần làm trong tuần đầu: lên kế hoạch thực tập, chuẩn bị các kế hoạch dạy học, làm quen trường lớp, tìm hiểu quy tắc, giao ước ngầm giữa ban giám hiệu, giáo viên, học sinh...

- Hãy nhanh chóng thuộc tên học sinh. Không có gì giúp giáo sinh nhanh chóng "tạo mối quan hệ tốt với học sinh" bằng việc nhanh chóng thuộc tên trẻ, điều thể hiện bạn thực sự quan tâm đến học sinh. Trẻ có thể cảm thấy buồn khi không được thầy cô nhớ tên, nhưng càng buồn hơn khi bị nhầm tên. Các bạn có thể tạo sơ đồ lớp và học thuộc sơ đồ ấy, biết được học sinh nào ngồi ở đâu và gắn kết mỗi họ tên với từng gương mặt khi đến lớp.

- Hãy tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh, nhưng cần giữ được sự nghiêm khắc và tránh quá thân, quá "cưng chiều" học sinh, "cá mè một lứa" khiến mất uy, mất khả năng ổn định lớp.

- Luôn thể hiện thái độ tích cực-học hỏi, cầu tiến, bất kể giáo viên hướng dẫn có là giáo viên giỏi hàng đầu của trường hay không. Rút kinh nghiệm cho bản thân từ những ưu điểm, khuyết điểm trong cách giao tiếp, ứng xử, cách tiến hành giờ dạy, công tác chủ nhiệm lớp, sổ sách... mà giáo sinh đã quan sát được. Điều gì "không hiểu thì hỏi, không gật đầu cho qua chuyện" rồi sau đó vi phạm vì đã không hỏi.

- Nhiệt tình trong mọi công tác của nhà trường và của lớp. Chỉ khi các bạn thực sự nhiệt tình, muốn học hỏi, thì giáo viên mới thực tâm chia sẻ nhiều, thay vì chỉ thực hiện nghĩa vụ.

* Về công tác giảng dạy

- Cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, giảng tập trong nhóm trước khi lên lớp. Đây là một quy định có trong quy chế, nhưng thường bị giáo sinh bỏ quên, hoặc thực hiện qua loa, hình thức. Những chuẩn bị vội vàng luôn tiềm ẩn sai sót. Việc nghiêm túc giảng tập trong nhóm, rút kinh nghiệm tuy mất thời gian nhưng sẽ giúp phát hiện ra những lỗi lầm không đáng có. Chẳng hạn: lỗi về luật trò chơi, đồ dùng dạy học, nội dung Power Point...

- Tránh "quá lệ thuộc vào bài soạn". Không phải lúc nào học sinh cũng được như giáo viên mong đợi. Có thể, bạn soạn thảo 10 bài tập, dự định sẽ để học sinh làm hết, nhưng tùy theo điều kiện thực tế, bạn nên chủ động giảm bớt để giữ được yếu tố "thời gian" và tập trung cho những nội dung chính yếu khác. Có thể, bạn sẽ phải lướt qua một số nội dung để tập trung vào những nội dung khác, hoặc thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Có giáo sinh từng thắc mắc vì sao giáo viên không giải nghĩa từ khó ở một bài Tập đọc, được in trong sách giáo khoa. Câu trả lời của giáo viên ấy không gì hợp lý hơn: "với học sinh lớp này, những từ được in không khó...". Khó hay dễ tùy theo từng đối tượng, như thể người này thấy môn Toán khó, người kia thấy môn Toán dễ, môn Văn khó... Giáo viên gắn bó với học sinh lâu nên hiểu được những chướng ngại trẻ phải đối đầu. Đó là sự khác biệt lớn nhất so với giáo sinh. Giáo sinh cần phải tìm hiểu kỹ về đối tượng học sinh và có những điều chỉnh thích hợp nếu muốn thực hiện tốt tiết dạy.

- Tránh để trọng tâm mờ nhạt, "nội dung giảng dạy rời rạc". Muốn thế, giáo sinh cần chốt lại ý chính cần ghi nhớ sau mỗi hoạt động (bước thể chế hóa) và có những câu chuyển ý phù hợp.

- Rèn kỹ năng trình bày, cả về lời giảng lẫn viết bảng. Thực hành tốt các thao tác kết hợp giữa nói và viết, nói và chỉ bảng, tránh những lỗi kiểu giáo viên đọc 70, viết/chỉ bảng 50. Phân phối, bố cục bảng hợp lý. Chẳng hạn, nếu bạn có 3 bài tập cần viết lên bảng, bạn sẽ trình bày thẳng đứng từ trên xuống hay theo hàng ngang?

- Bên cạnh việc "cố gắng làm theo giáo viên hướng dẫn", sinh viên nên nghiên cứu vận dụng những tinh hoa của các Phương pháp dạy học để tích cực hóa hơn nữa hoạt động học tập của học sinh.

Tôi thật sự thích thú điều chia sẻ của một người bạn "làm theo người khác, có giỏi lắm thì cũng gần bằng người ta thôi. Dù là sinh viên thực tập, cũng đừng ngại ngùng thể hiện bản sắc riêng của mình, đừng để thành con rối, ai bảo sao làm vậy. Tôi nghĩ, các thầy cô hướng dẫn sẽ đánh giá cao sự sáng tạo và sự tự tin, khiêm tốn học hỏi của bạn". Đã gần nửa thời gian thực tập trôi qua, tôi chúc các bạn giáo sinh có một kỳ thực tập thành công, học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế!

Tựu trung lại, tôi chỉ có mấy lời khuyên: "chuẩn bị chu đáo", "quan sát tích cực", "ứng xử khéo léo"...

thuantd