Lịch công tác

 
Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 1 2 3 4 5

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Trang Chủ  
BÁO CÁO TỔNG KẾT HTKHQT “DẠY HỌC CHO HS LỚP 1 CÓ KHÓ KHĂN VẾ ĐỌC” PDF. In Email
Thứ bảy, 29 Tháng 6 2013 23:33

Kính thưa các nhà khoa học, kính thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý

Dạy học cho HS lớp 1 là vấn đề không mới, nhưng dạy học cho HS lớp 1 có khó khăn về đọc là một vấn đề mới, rất mới đối với giáo dục Việt Nam nói chung và Giáo dục tiểu học nói chung. Hội thảo này, có thể nói là một khởi đầu cho một nghiên cứu chuyên sâu không chỉ có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa xã hội to lớn mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc: hỗ trợ cho HS khó đọc của thầy trò Khoa Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP TPHCM. Đây là một cơ hội đồng thời cũng là một thách thức đối với những người làm công tác giáo dục. Bởi vậy, thành công và đóng góp của hội thảo là không thể phủ nhận.

Như đã chúng tôi đã trình bày, sau gần 6 tháng tròn, kể từ ngày gửi thông báo và thư mời viết bài lần thứ nhất, BTC đã nhận được 48 báo cáo gửi tới Hội thảo của 58 tác giả, từ 6 trường đại học, cao đẳng, hai viện nghiên cứu, hai khoa vật lý triị liệu và phục hồi chức năng, đơn vị Tâm lý của các bệnh viện nhi đồng, 4 trường tiểu học, 2 trường bồi dưỡng giáo viên,... gửi đến (trong đó có 8 báo cáo của chuyên gia Pháp, Nga, Mỹ và Australia).

Tham dự Hội thảo có 88 đại biểu đến từ các trường ĐHCĐ, các viện nghiên cứu, các trường bồi dưỡng giáo viên, sở giáo dục và đào tạo, các trường tiểu học và các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Tổng số bài đề cập đến những vấn đề lý thuyết: 32 bài, trong đó có 4 bài giới thiệu biện pháp, nội dung chẩn đoán, can thiệp trị liệu cho trẻ Dyslexia… 14 bài trình bày các ca can thiệp trị liệu trực tiếp cho những trẻ có khó khăn về đọc… Có thể nói đó là những con số khá ấn tượng, những con số cho thấy sự quan tâm của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các y bác sỹ, cũng như sức thu hút của chủ đề Hội thảo.

Có 8 báo cáo, trong đó có 2 báo cáo của chuyên gia đến từ Australia và Pháp (Dr. Libby Brownlie, Điều phối viên Chương trình Đào tạo Chuyên viên Âm ngữ trị liệu Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Trinh Foundation Australia; Mr. Philippe Pinceau - C.E.O Công ty Tố Nữ & Tuấn Tú), được trình bày tại Hội thảo cùng rất nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận (mà có không ít lần BTC chúng tôi, vì để đảm bảo thời gian, đã buộc phải xin cắt bớt và đề nghị trình bày trong một dịp khác).

Thay mặt BTC, chúng tôi xin hệ thống lại và nhấn mạnh những thành tựu của Hội thảo như sau:

Một là, có thể nói Hội thảo quốc tế Dạy học cho HS lớp 1 có khó khăn về đọc đã đặt một viên gạch đầu tiên đồng thời đánh dấu một bước phát triển quan trọng về lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận của chuyên ngành giáo dục ngôn ngữ cho trẻ có khó khăn về đọc.

Hai là, trên cơ sở những lý luận, phương pháp và cách tiếp cận mới, không ít đóng góp khoa học đã được ghi nhận tại Hội thảo. Đó là những vấn đề về chẩn đoán, xây dựng bài tập can thiệp tâm lí, hỗ trợ ngôn ngữ, tổ chức dạy học, phối hợp giáo dục và y khoa, tích hợp các bài tập ngôn ngữ, tích hợp giữa can thiệp tâm lý và hỗ trợ ngôn ngữ… Có thể nói, tại hội thảo không chỉ nhiều ý tưởng học thuật mới đã được chia sẻ và cọ xát mà nhiều nguồn thông tin hữu ích, nhiều tư liệu mới phát hiện cũng được giới thiệu.

Ba là, các kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo và trong Kỷ yếu Hội thảo đã cho thấy mối quan tâm của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các chuyên viên âm ngữ trị liệu cùng các bác sỹ nhi khoa về trẻ Dyslexia trên thế giới ngày càng xích gần với ngành giáo dục tiểu học Việt Nam. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu được trình bày qua Hội thảo và qua Kỷ yếu Hội thảo cũng cho thấy bên cạnh các nghiên cứu cơ bản vốn đã khẳng định được uy tín học thuật từ rất lâu thì giờ đây các nghiên cứu ứng dụng đang mang lại những diện mạo và giá trị mới. Đây là xu hướng mới của giáo dục ngôn ngữ được thể hiện rõ nhất trong khá nhiều báo cáo ở cả ba chủ đề: Dạy học đọc, viết cho HS lớp 1, Chẩn đoán HS lớp 1 có khó khăn về đọc, Hỗ trợ HS lớp 1 có khó khăn về đọc.

Bốn là, trên nền chung của Hội thảo với phạm vi quan tâm khá rộng và các ý tưởng khoa học phong phú, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các bạn nghiên cứu sinh, học viên cao học và SV Khoa GDTH tham gia Hội thảo đã tỏ rõ sự quan tâm sâu sắc của mình đến 2 vấn đề có thể coi là cấp bách và thiết thực trong dạy học đọc cho HS khó học hiện nay: nhận diện và can thiệp hỗ trợ sớm.

Thành công cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng được ghi nhận tại Hội thảo này là bước đầu chúng ta đã tạo được sự hợp tác nghiên cứu giữa Khoa GDTH trường ĐHSP TPHCM với các nhà nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu, các thầy cô giáo ở các trường ĐHCĐ, các Y bác sỹ ở các bệnh viện nhi đồng, các chuyên viên âm ngữ trị liệu, các thầy cô giáo trực tiếp dạy HS lớp 1, các nhà quản lý giáo dục...

Kính thưa quý vị,

Với những nội dung trên, chúng tôi cảm thấy bản tổng kết của chúng tôi có thể chưa bao quát một cách toàn diện và sâu sắc những diễn biến của Hội thảo, có thể chưa phản ánh thật đầy đủ các ý kiến hết sức phong phú, hết sức đa dạng của quý vị. Do vậy, tôi mong nhận được sự thông cảm và lượng thứ.

Kính thưa quý vị, Kính thưa các thầy cô, thưa các đồng nghiệp

Và cuối cùng, điều mà chúng tôi muốn thưa lại trong lời báo cáo tổng kết này là những kết quả của Hội thảo hôm nay mà chúng ta đạt được, có một nhân tố rất quan trọng là sự giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt của Ban Giám hiệu và các phòng ban chức năng của trường ĐHSP TP HCM. Đồng thời, sự hiện diện của Lãnh đạo Trường, Lãnh đạo Phòng KHCN-MT&TCKH,... cùng các nhà khoa học, thầy cô ở các khoa bạn, trường bạn, ở Viện NCGD, các trường BDGV trong Hội thảo là nguồn cổ vũ động viên cho kết quả của Hội thảo và công việc của chúng ta. Chúng ta trân trọng cảm ơn tất cả những giúp đỡ và quan tâm đó.

Kính thưa quý vị,

Lần đầu tiên Khoa GDTH chúng tôi tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế trong điều kiện Trường và Khoa bận rộn rất nhiều công việc thường niên: tổng kết năm học, tuyển sinh ĐH, SĐH, Giảng dạy các lớp CQ, VLVH,… cùng không ít bộn bề của những công việc đột xuất: chuẩn bị tập huấn mô hình giáo dục mới, nghiên cứu đổi mới GDTH, Bồi dưỡng chuyên đề theo đặt hàng của địa phương,... Thành thử Ban Tổ chức Hội thảo và Ban Biên tập kỷ yếu mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi nhữngsơ suất khi đón tiếp đại biểu, khi in ấn tài liệu Hội thảo,… Chúng tôi kính mong quý thầy cô, quý đại biểu lượng thứ. Chúng tôi hy vọng, những Hội thảo sau, với sự tạo điều kiện của Lãnh đạo Trường, sự cộng tác của quý Thầy Cô, của các nhà khoa học, chúng tôi sẽ có dịp để đón tiếp Quý vị một cách chu đáo hơn.

Chúng tôi xin nhắc lại lời phát biểu Khai mạc của Lãnh đạo trường sáng nay: Những ý tưởng và kết quả thu được từ hội thảo này sẽ góp phần mở rộng tầm nhìn, đem lại cảm hứng và nguồn thông tin phong phú giúp ngành giáo dục tiểu học nói chung và Khoa GDTH ĐHSP TPHCM nói riêng đẩy mạnh các hoạt động tăng cường hợp tác nghiên cứu, giảng dạy.

Một lần nữa, chúng tôi xin cảm ơn quý vị. Kính chúc quý vị và gia đình sức khoẻ, hạnh phúc, thành công.

Xin chia tay và xin hẹn gặp lại ở những công trình mới, những nghiên cứu mới,…

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha, Trưởng khoa, Khoa GDTH, ĐHSP TPHCM