Lịch công tác

 
Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Trang ChủBài viếtGDTH_Bài viếtNhững cảm xúc từ chuyến viếng thăm đất nước Chùa Tháp  
Những cảm xúc từ chuyến viếng thăm đất nước Chùa Tháp PDF. In Email
Thứ năm, 24 Tháng 3 2011 11:21

Đã trở về và làm việc được hơn hai tuần nay nhưng ấn tượng về chuyến du lịch tham quan Campuchia vẫn còn in đậm trong mỗi chúng tôi.

Đây có lẽ là một trong những chuyến đi thành công nhất mà Ban chủ nhiệm khoa GDTH kết hợp với Công đoàn Khoa tổ chức cho công đoàn viên trong dịp hè vừa qua. Sự tận tuỵ của BCN và Công đoàn Khoa đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của hầu hết công đoàn viên trong Khoa cùng với một số thành viên của gia đình họ. Ngoài ra, khách mời danh dự của Khoa còn là cộng tác viên của khoa và một số anh chị đã nghỉ hưu. Với thành phần tham gia như vậy nên không khí trong đoàn rất đầm ấm, thân mật giống như trong một đại gia đình. Điều này đã giúp cho một số anh chị không cảm thấy mệt mỏi khi phải di chuyển bằng xe trên những chặng đường rất dài trong suốt chuyến đi.

 

Cảnh vật và con người của đất nước Chùa Tháp đã thực sự “hút hồn” khách du lịch. Tại Xiêm Riệp, chúng tôi ai cũng choáng ngợp trước những di tích cổ xưa đồ sộ với những đường nét chạm khắc tinh xảo, công phu trên đá… Dấu tích của một nền văn minh rực rỡ đã từng bị chìm trong quên lãng lại hiện ra với tất cả vẻ bí ẩn và quyến rũ làm mê mẩn biết bao khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới.

 

Viếng thăm  Angkor Wat, cố đô Xiêm Riệp

 

Thủ đô Phnom Pênh thật sự khác biệt. Nổi bật trong lòng một thành phố hiện đại, sầm uất, giống như nhiều thành phố khác trên thế giới với những toà nhà cao tầng, sòng bạc tấp nập… là cung điện vàng son, nguy nga lộng lẫy.

Trước Hoàng cung- thủ đô Phnompenh

Trên suốt chặng đường, bản sắc văn hoá của dân tộc Campuchia  hiện ra trước mắt chúng tôi qua những mái nhà sàn bình dị, những chiếc cổng làng, cổng chùa với nét chạm khắc đặc trưng, những cánh đồng hoang sơ thấp thoáng bóng những cây thốt nốt in trên nền trời xanh thẳm, những đàn trâu, bò ung dung gặm cỏ…Bản sắc ấy càng thể hiện rõ nét hơn trong những nụ cười bình dị và hiếu khách của người dân Campuchia. Tôi có cảm giác như đó chính là nụ cười đã được chạm khắc trên đá từ ngàn năm trước trên những đền đài cổ kính còn được lưu giữ đến tận ngày nay. Và tôi tin rằng, mặc gió mặc mưa, mặc những dâu bể của cuộc đời, nụ cười ấy đã và sẽ tồn tại mãi mãi như sức sống mãnh liệt của dân tộc nhiều vinh quang nhưng cũng lắm thương đau này.

Trong chuyến đi, chúng tôi đã ghé thăm Biển Hồ, nơi sinh sống của cộng đồng người Việt Nam. Nhìn cuộc sống bấp bênh cả nghĩa đen và nghĩa bóng của đồng bào mình trên sóng nước Biển Hồ, chúng tôi ai cũng cảm thấy nao lòng. Trường Tiểu học Việt Nam, gọi là lớp thì đúng hơn, cũng được đặt trên một con thuyền. Khi chúng tôi ghé thăm, lớp học đang có khoảng hơn ba mươi học sinh tuổi ước chừng từ sáu, bảy đến mười ba, mười bốn. Không đồng phục, không sân chơi, thiếu thốn cả những trang thiết bị cần có của một lớp học. Tuy nhiên, những thiếu thốn ấy cộng với dấu ấn của cuộc mưu sinh vất vả còn in trên những khuôn mặt non nớt trẻ thơ vẫn không che được ánh mắt háo hức, khát khao học tập của các em. Các em ngoan ngoãn, lễ phép, biết vòng tay, cúi đầu cám ơn khi nhận quà… Đồng nghiệp của chúng tôi, một cô giáo đã đứng tuổi và một thầy giáo còn rất trẻ tiếp chúng tôi rất thân tình. Nắm bàn tay thân mật của họ, nói lời cám ơn họ mà tôi bỗng thấy mắt mình cay xè. So với họ, chúng tôi thấy mình thật may mắn khi được làm việc trong một môi trường quá thuận lợi. Và bất chợt tôi bỗng cảm thấy mình thật nhỏ bé trước họ.

Chúng tôi rời trường học trong ánh mắt lưu luyến của các em học sinh. Những tiếng hát, câu chào đôi chỗ còn chưa tròn âm tiếng Việt vẫn như theo chúng tôi trên suốt chặng đường về.

Thăm trường Tiểu học Việt Nam trên Biển Hồ

Từ những cảm xúc này, chúng tôi càng cảm thấy có ý thức hơn, trách nhiệm hơn với trọng trách “trồng người” mà mình đang mang trên vai, với tập thể mà mình đang gắn bó này.

Thật là một chuyến đi với nhiều cảm xúc, nhiều những điều mới mẻ. Xin cám ơn nhà trường, cám ơn Ban chủ nhiệm và Công đoàn Khoa GDTH đã tạo điều kiện cho chúng tôi có được một chuyến đi đầy ý nghĩa này.

Đỗ Nga

TP. Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 9 năm 2010